Chúng ta biết về Xôcrát chủ yếu qua các tác phẩm của Platông và của Arixtốt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 35 - 36)

- Thế giới vật chất vừa đa dạng vừa thống nhất, bao gồm các sự vật, hiện tượn g những trạng thái quá độ của lửa, chứa đựng trong mình các mặt đối lập ; mọi sự chuyển hóa của các mặt đối lập đều phải thông

32 Chúng ta biết về Xôcrát chủ yếu qua các tác phẩm của Platông và của Arixtốt.

vào thể xác, nó quên hết quá khứ. Linh hồn của con người bao gồm 3 bộ phận: cảm giác, ý chí lý trí; trú ngụ tạm thời ở 3 chỗ trong cơ thể: từ rốn trở xuống, trong lòng ngực, trong đầu óc; hoạt động theo 3 khía cạnh: dục vọng, tình cảm, nhận thức; thể hiện 3 phẩm hạnh: điều độ, can đảm, khôn ngoan. Trong 3 bộ phận của linh hồn chỉ có lý trí là bất tử. Linh hồn bất tử hay lý trí của con người có 9 bậc nằm thường trực trong khối óc của 9 hạng người trong xã hội là: triết gia; vua chúa, tướng lĩnh; quan chức nhà nước; nhà thể thao, thầy thuốc; nhà tiên tri, nhà truyền đạo; nghệ sĩ; thợ thủ công, nông dân; thầy giáo, nhà hùng biện; và bạo chúa. Hoạt động cơ bản của linh hồn là nhận thức.

Nhận thức, theo Platông, là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử - lý trí vềnhững gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tĩnh lại các ý niệm trong bản thân mình. Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực, là công cụ để nhận thức chân lý.

Như vậy, theo Platông, nhận thức chân lý thực chất là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người, vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật. Trong triết học của Platông, nhận thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức; và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị – xã hội.

b) Quan niệm về đạo đức, về chính trị - xã hội

Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng, sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí. Theo Platông, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc… Như vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình. Hạnh phúc của con người nằm trong thế giới ý niệm ở trên trời.

Do 3 bộ phận cấu thành linh hồn trong mỗi con người cụ thể là không giống nhau nên trong xã hội có

3 loại người. Loại thứ nhất bao gồm các triết gia, - những người mà bộ phận lý trí trong linh hồn họ đóngvai trò chủ đạo; họ có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả; Thượng đế sinh ra họ để họ lãnh đạo xã hội. vai trò chủ đạo; họ có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả; Thượng đế sinh ra họ để họ lãnh đạo xã hội. Loại thứ hai bao gồm các chiến binh, - những người mà bộ phận ý chí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ tràn đầy lòng dũng cảm và sự gan dạ; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo vệ xã hội. Loại thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia..., - những người mà bộ phận cảm xúc trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ thích nghi với lao động chân tay và đam mê của cải vật chất; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo đảm đời sống vật chất cho xã hội. Platông coi nô lệ không là con người mà là động vật biết nói, do không có lý trí nên nô lệ không biết nhận thức, do không nhận thức nên không có đời sống đạo đức, do không có đời sống đạo đức nên nằm ngoài vòng chính trị.

Nhà nước được hình thành nhằm đảm bảo cho sự phân công trên được thực hiện. Tuy nhiên, chế độ sở hữu tư nhân không chỉ làm cho nhà nước không thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình, mà hơn thế nữa, nó làm cho nhà nước tha hóa, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức, phá hoại tính hài hoà của xã hội. Vì vậy, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân; phải xây dựng chế độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung,… trên cơ sở thực hiện một quy trình giáo dục đào tạo tuyển lựa đặc biệt có chú trọng đến thành phần tinh túy trong xã hội. Theo Platông, chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hòa quý tộc do một vị vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo.

Như vậy, nếu quan niệm về đạo đức duy lý của Platông bị bám đầy tính chất duy tâm thần bí là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này, thì quan niệm về chính trị - xã hội của Platông cũng bám đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn. Bởi vì, Platông vừa đòi hỏi phải xóa bỏ tư hữu, lại vừa đòi hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Một mặt, Platông kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng; nhưng mặt khác, ông ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Aten.

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng Platông là nhà triết học đầu tiên trình bày các quan niệm triết học một cách có hệ thống và nhất quán. Platông đã nâng chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao đủ sức để đương đầu lại các trào lưu duy vật mà trước hết là đường lối duy vật của Đêmôcrít.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w