Từ Báo Sông Ranh đến Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 83 - 84)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁCXÍT

a) Từ Báo Sông Ranh đến Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Mặc dù thấm nhuần tư tưởng nhân đạo từ thời còn rất trẻ thể hiện ở luận văn tốt nghiệp trung học, nhưng cột mốc đánh dấu chính thức giai đoạn hình thành những tư tưởng triết học đầu tiên của Mác được

thể hiện trong luận án tiên sĩ Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên Êpiquya, bảo vệ năm 1841.

Trong luận án của mình, Mác đánh giá rất cao tư tưởng vô thần triệt để của Êpiquya. Mác khẳng định triết học phải có tính chiến đấu, chống lại mọi áp bức, vì hạnh phúc con người. Tuy nhiên, thời kỳ này, Mác còn bị ảnh hưởng bởi triết học duy tâm khách quan của Hêghen, do đó trong luận án của mình, ông vẫn công khai bên vực triết học duy tâm. Mác cho rằng: "Chủ nghĩa duy tâm không phải là ảo tưởng mà là chân lý" 42.

Năm 1842, Mác làm việc tại Ban biên tập Báo Sông Ranh. Đây là thời kỳ quan trọng trong quá trình hình thành thế giới quan duy vật của Mác. Các chủ đề chính và những bài báo cơ bản đăng trên Báo Sông Ranh của Mác là nhằm vào việc phê phán nhà nước quân chủ Phổ, lên án chế độ áp bức của giai cấp địa chủ và tầng lớp quý tộc Phổ đối với các đẳng cấp khác, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động. Mặc dù lúc bấy giờ, Mác còn chịu ảnh hưởng bởi triết học Hêghen lẫn tư tưởng nhân bản của Phoiơbắc, nhưng về cơ bản, đây là thời kỳ - theo nhận xét của Lênin - đánh dấu Mác thực sự chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.

Mùa xuân năm 1843, Báo Sông Ranh bị đóng cửa. Cuối tháng 11/1843, Mác đến Paris cùng với một nhóm những người bạn mới tham gia thành lập Niên giám Pháp – Đức. Tạp chí này giúp Mác đăng tải công khai tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen và một số tác phẩm khác. Ông đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật, kiên quyết đấu tranh chống lại triết học duy tâm, chủ nghĩa xã hội không tưởng, phê phán những ảo tưởng cho rằng muốn giải phóng xã hội chỉ cần giải phóng tôn giáo, giải phóng tinh thần là đủ. Mác khẳng định, muốn thay đổi xã hội, giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức bất công, trước hết phải thay đổi cơ sở vật chất, thay đổi nền tảng kinh tế của xã hội đó, cụ thể là phải thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng một chế độ dựa trên sở hữu công hữuvề tư liệu sản xuất. Có thể nói, cùng với việc xác định đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại xã hội và ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tần, Mác còn nhận thấy rất rõ vị trí và vai trò của triết học, của lý luận khoa học trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi mọi sự nô dịch của giai cấp bóc lột. Ông viết: "Cố nhiên vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng" 43.

Theo Mác, triết học phải có nhiệm vụ phản ánh mọi xung đột của đời sống hiện thực, những điều kiện kinh tế, vật chất của những xung đột hiện thực ấy, đồng thời vạch ra con đường và những cách giải quyết các xung đột đó. Vì vậy, triết học phải tìm được cho mình một lực lượng nằm ngay trong bản thân hiện thực, có khả năng phủ định xã hội hiện tại, xây dựng một xã hội mới. Lực lượng ấy chính là giai cấp vô sản. Như vậy theo Mác, triết học tiên tiến phải gắn liền với các lực lượng tiến bộ.

Ông viết: "Giống như triết học tìm thấy vũ khí vật chất của mình trong giai cấp vô sản, giai cấp vô sản tìm thấy vũ khí của mình trong triết học". Rõ ràng, muốn đấu tranh triệt để chống lại giai cấp tư sản, thì giai cấp vô sản phải được trang bị chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngược lại, bản thân triết học duy vật biện chứng muốn thực sự phát triển nó phải gắn liền với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.

Trong Niên giám Pháp - Đức, ngoài những tác phẩm của Mác còn có các tác phẩm của Angghen như

Bản thảo góp phần phê phán kinh tế chính trị họcTình hình nước Anh.

Các tác phẩm của Angghen viết vào thời kỳ này cho thấy ông chưa có liên hệ với Mác. Mặc dù các tư tưởng của ông hoàn toàn độc lập với tư tưởng của Mác, nhưng Ăngghen cũng đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật để phê phán và phủ định chế độ tư hữu, khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, phác thảo những tư tưởng thiên tài về kinh tế chính trị học vô sản.

Ở đây, ông cũng đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và từng bước xác lập mối quan hệ biện chứng giữa vĩ nhân và quần chúng nhân dân. Giai đoạn này đánh dấu bước chuyển của Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng; từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Niên giám Pháp Đức được xem là chiếc nôi của tình bạn vĩ đại giữa Mác và Ăngghen. Sự gặp gỡ chung giữa hai ông về mặt quan điểm được đánh dấu từ tác phẩm quan trọng này.

Năm 1844, Mác bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị học của nước Anh và viết Bản thảokinh tế - triết học. Đây là một trong những tác phẩm đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành triết học Mác. Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật, Mác đã đánh giá rất khách quan những ưu điểm và hạn chế trong kinh tế học của Ađam Smít và Ricácđô, đồng thời chứng minh rằng, chính lao động sáng tạo ra con người

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w