Vai trò của quản lý kinh tế biển

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 32 - 36)

Biển có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung. Lịch sử thế giới đã cho thấy, những quốc gia hùng mạnh trên thế giới đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển, như Ý thế kỷ XIV-XV, Anh thế kỷ XVII-XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX. Do đó, ngày nay, trên thế giới người ta coi “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương”.

Vai trò to lớn của quản lý kinh tế biển được thể hiện ở một số điểm sau:

- Đề ra chiến lược phát triển kinh tế biển, thể hiện tầm nhìn dài hạn “hướng ra biển” của quốc gia, nó có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy nền kinh tế biển phát triển mạnh mẽ, và xây dựng đất nước trở thành một quốc gia mạnh về biển.

- Xây dựng hệ thống pháp lý về phát triển kinh tế biển làm khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động phát triển kinh tế biển và tạo ra đội ngũ chấp pháp biển mạnh. Phát triển kinh tế biển không thể không tham chiếu luật pháp và thông lệ quốc tế và khu vực có liên quan đến phát triển kinh tế biển. Do vậy, việc nghiên cứu các luật và điều luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia, cũng như trên cơ sở luật pháp quốc tế mà xây dựng luật và các điều luật của riêng Việt Nam là hết sức cần thiết.

- Tạo lập thể chế cho hoạt động kinh tế biển (bao gồm các phương pháp quản lý kinh tế biển, các cơ quan tổ chức phát triển kinh tế biển), giúp cho các hoạt động kinh tế biển diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

Cụ thể là:

+ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thế giới

Ngày nay, với sự bùng nổ phát triển kinh tế đã dẫn tới việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản, phá hủy môi trường,…đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên này. Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ giữ vai trò quan trọng trong vệc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thực phẩm giầu dinh dưỡng này.

+ Quản lý để khai thác bền vững kho khoáng sản biển không lồ của thế giới

Biển có trữ lượng khổng lồ các nguồn khoáng sản tự nhiên phục vụ cho sự phát triển con người (như dầu, khí, than, băng cháy,…). Con người ngày càng khai thác nhiều hơn các nguồn năng lượng cũng như các khoáng sản phục vụ cho sự phát triển. Với trữ lượng dầu mỏ trong lòng biển ước tính vài chục tỷ tấn và trữ lượng khí thiên nhiên cũng vài chục nghìn tỷ m3. Còn có rất nhiều mỏ khoáng sản nằm dưới đáy đại dương đã được con người khai thác từ lâu như sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho,… Bên cạnh đó, trong nước biển còn chứa 70 loại nguyên tố hóa học khác nhau như Natri, Clo, Kali, Nitơ,… Ngày nay con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tổng hợp nhiều chất hóa học từ nước biển.

Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản biển của nhiều quốc gia vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như khai thác dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, khai thác trái phép làm thất thoát tài nguyên, thiếu trình độ khoa học công nghệ để khai thác,… Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khai

thác bền vững kho khoáng sản biển, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

+ Bảo vệ môi trường biển

Biển được ví như lá phổi để duy trì sự sống của trái đất. Nước biển hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt từ đó tạo ra gió, mưa. Cùng với cây xanh trên mặt đất, biển có thể hấp thụ khí CO2 trong không khí, chế tạo ra khí O2 cung cấp cho con người và động vật. Các sinh thực vật sống phù du trên biển có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời để quang hợp tạo thành các chất hữu cơ và khí O2. Theo các nhà khoa học thì thực vật biển hàng năm có thể sản sinh ra khoảng 36 tỉ tấn khí O2, và 70% khí O2 trong không khí trái đất được sản sinh từ biển. Biển góp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của trái đất theo cơ chế dung dịch đệm (CO2 ở khí quyển cộng với H2O bốc hơi từ nước biển sẽ tạo ra H2CO3). Các thủy sinh trong biển và đại dương còn hút khí CO2 để quang hợp và nhả khí O2 vào khí quyển (qua cơ chế CO2 kết hợp với H2O tạo ra C6H12O6 và O2).

Vì vậy biển và đại dương được coi là lá phổi xanh thứ hai của trái đất sau rừng.

Bên cạnh đó, biển còn đóng vai trò quan trọng trong sự tuần hoàn của nước. Sự bốc hơi của nước từ biển và ngưng tụ thành mây, mưa đã giúp cho mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, bầu không khí được trong lành. Cùng với nước biển là sự vận động của các dòng hải lưu, sự thay đổi của thủy triều đã làm sạch môi trường sống, tạo môi trường sống cho muôn loài trên trái đất. Biển góp phần và tạo điều kiện cho việc hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản biển của nhiều quốc gia vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như khai thác dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, phá vỡ môi trường sinh thái biển… Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác bền vững kho khoáng sản biển, thúc đẩy bảo vệ môi trường biển.

+ Thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng lớn từ biển

Sự thay đổi của mực nước thủy triều sẽ trở thành nguồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn điện được tạo ra nhờ sử dụng phương pháp dao động cột nước. Khi thủy triều lên sẽ đẩy mực nước lên trong một phòng rộng được xây dựng ven bờ biển. Khi nước dâng, không khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một tua bin. Khi nước rút, mực nước bên trong phòng hút không khí đi qua tua bin theo hướng ngược lại. Khi tua bin quay sẽ tạo ra điện. Hoặc người ta cũng có thể thiết kết nhà máy điện thủy triều dưới dạng khi thủy triều lên mực nước sẽ tràn vào một cái bể lớn được xây ở ven bờ biển. Khi mực nước rút, người ta để nước biển chảy qua một khu vực có đặt tua bin làm tua bin quay và tạo ra điện.

Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số nhà máy điện thủy triều như Nhà máy điện La Rance Pháp (công suất 544 triệu kW/năm), nhà máy điện

thủy triều Sihwa của Hàn Quốc (hoạt động từ tháng 8 năm 2011, công suất đạt 552,7 triệu kW điện một năm, trở thành nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới),…và một số nhà máy điện thủy triều ở Mỹ, Ireland, Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 32 - 36)