Những vấn đề pháp lý liên quan tới quản lý kinh tế biển

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 46 - 57)

1.4.1. Công pháp quốc tế về biển

Để quản lý cũng như phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam thì việc nắm vững các quy định pháp lý cũng như các hệ thống pháp luật quốc tế về biển là hết sức cần thiết. Để xây dựng căn cứ cho hoạt động quản lý kinh tế biển của các quốc gia trên thế giới, tại Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần thứ III đã chính thức thông qua Công ước Liên hợp quốc về luật biển ngày 30/4/1982, gọi tắt là UNCLOS 1982. Công ước đã được 119 đoàn đại diện của các nước chính thức ký kết vào ngày 10/12/1982. Công ước này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16/2/1994 sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Việt Nam là quốc gia thứ 61 phê chuẩn công ước này vào ngày 23/6/1994.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật quốc tế của thế kỷ XX. Đây được coi như là một bản Hiến pháp về biển của Cộng đồng quốc tế, công ước đã thiết lập một trật tự mới trên biển, công bằng và được thừa nhận rộng rãi. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã đưa ra một tổng thể các qui định pháp luật bao trùm hầu hết các vùng biển và lĩnh vực sử dụng biển như: Chế độ pháp lý của của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán quốc gia, các qui định hàng hải, sử dụng và quản lý tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự biển, hợp tác quốc tế về biển… Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 nghị quyết kèm theo. Công ước này là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn diện và bao quát phần lớn các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương trên thế giới.

Dưới đây là một số vấn đề cơ bản có ảnh hưởng tới quản lý kinh tế biển được nêu ra trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982:

Đường cơ sở

Đường cơ sở là đường ranh giới để làm cơ sở xác định phạm vi không gian biển cũng như xác định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Theo Điều 5 và Điều 7 của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 thì đường cơ sở được xác định bằng một trong các cách sau:

Cách 1: Đường cơ sở là đường ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ

biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận (Điều 5, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Cách 2: Đường cơ sở có thể được xác định bằng cách nối các điểm

thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất (Điều 7, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Đối với trường hợp các cửa sông thì, đường cơ sở là đường thẳng kẻ ngang cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sông (Điều 9, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Đối với các mỏm đá ven bờ thì thì đường cơ sở được tính từ gấn nước triều thấp nhất ở phía ngoài cùng của mỏm đá như đã thể hiện trên hải đồ (Điều 6).

Nội thủy

Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở tính theo Cách 2 ở trên (Theo Điều 8, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982). Nội thủy là vùng mà các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng không được vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở (Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982). Lãnh hải có thể được hiểu theo 3 cách:

Cách 1: Lãnh hải là vùng tính từ mép nước triều thấp nhất kéo dài ra 12

hải lý. Trường hợp, phía trong lãnh hải có đảo thì lãnh hải cũng được tính trong phạm vi 12 hải lý từ mép nước triều xuống thấp nhất của đảo.

Cách 2: Lãnh hải là vùng nằm trong phạm vi đường tròn có bán kính 12

hải lý tính từ mép nước triều xuống thấp nhất của điểm nhô ra biển. Đối với trường hợp có các đảo nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ mép nước triều thấp nhất của đất liền thì mép nước triều thấp nhất của đảo được tính làm điểm để xác định lãnh hải.

Cách 3: Lãnh hải là vùng nằm trong phạm vi không quá đường cơ sở

tính theo Cách 2 một khoảng là 12 hải lý.

Trường hợp bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm ở vị trí vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì không có lãnh hải riêng (Điều 13, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Các quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối đối với vùng trời phía trên mặt biển, mặt nước biển, vùng nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của mình. Tuy nhiên, chủ quyền không được tuyệt đối như trong nội thủy vì ở đây tàu thuyền của các quốc gia khác vẫn có quyền qua lại không gây hại. Các tàu và các phương tiện đi ngầm cả quốc gia khác khi qua lãnh hải buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch (Mục 3, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Hình 1.3: Ba cách hiểu về Lãnh hải và đường cơ sở theo Điều 3 và Điều 7 UNCLOS

nm Hải lý (Nautical Mile)

Đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải Đường cơ sở

Khoảng cách

Hình 1.4: Quy định về vùng biển theo UNCLOS

nm Nautical mile (Hải lý)

TSB Territorial Sea Baseline (Đường cơ sở)

IW Internal Water (Nội thủy) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TS Territorial Sea (Lãnh Hải)

CZ Contiguous Zone (Vùng tiếp giáp)

EEZ Exclusive Economic Zone (Vùng đặc quyền kinh tế)

CS Continental Shelf (Thềm lục địa)

IZ International Zone (Biển quốc tế) Mép nước khi thủy triều xuống

Đường cơ sở (Đ 5 và 7) 12 nm 24 nm 200 nm Nội thủy (Đ 8) Lãnh hải (Đ 3 và 4) Vùng tiếp giám (Đ 33) Vùng đặc quyền kinh tế (Đ 57) (200 mn) Biển quốc tế EEZ CZ TSB TS IW Thềm lục địa IZ CS

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải nhưng không vượt quá 12 hải lý (Điều 33, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: (1) Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; (2) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng mở rộng không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (Điều 57, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982). Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán.

Chủ quyền về kinh tế ở đây bao gồm các quyền đối với khai thác tài

nguyên sinh vật biển, tài nguyên sinh vật trong nước biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển hoặc khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió biển,… Các tổ chức hay cá nhân nước ngoài muốn khai thác thì phải xin phép và được sự đồng ý của các quốc gia ven biển.

Quyền tài phán ở đây bao gồm: Quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân

tạo, các công trình, các thiết bị trên biển; Quyền nghiên cứu khoa học biển; Quyền bảo vệ môi trường biển.

An ninh quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã mở rộng phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc các vùng biển

đó; đã mở rộng quyền kiểm tra kiểm soát, quyền tài phán của quốc gia ven biển không chỉ về phạm vi mà cả về nội dung đã mở rộng quyền cảnh sát của quốc gia ven biển ra các vùng biển bên ngoài các vùng biển thuộc thuộc quyền tài phán của mình như thực hiện quyền truy đuổi, quyền cảnh sát đối với ô nhiễm biển, đấu tranh chống các tội phạm trên biển (như buôn bán nô lệ, buôn bán chất kích thích, cướp biển, phát sóng trái phép…); đã tạo thêm quyền kiểm soát trong thực hiện thỏa thuận giữa quốc gia quá cảnh và quốc gia bị quá cảnh, từ cửa khẩu biên giới trên bộ, từ tuyến đường vận chuyển trên bộ cho đến các vùng biển.

Bên cạnh đó, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã giúp các quốc gia ven biển tăng cường khả năng bảo đảm an toàn trên biển. Theo Công ước, các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thiết lập và bảo vệ các tuyến hành lang hàng hải, các vùng an toàn xung quanh các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị trên biển, tổ chức hiệu quả tìm kiếm, cứu nạn, thông báo kịp thời các vùng thử vũ khí, khu vực cấm tạm thời vì mục đích an ninh quốc phòng, …

Thềm lục địa

Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở chưa đến 200 hải lý thì thềm lục địa của quốc gia đó có thể được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Nếu chân dốc lục địa vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa không được vượt quá điểm này 60 hải lý. Hoặc không vượt quá điểm có độ sâu 2.500 mét một khoảng không quá 100 hải lý. Nếu về mặt địa chất

phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ có thể vượt xa hơn nữa thì thềm lục địa không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 7, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Hình 1.5: Tổng hợp không gian biển theo UNCLOS

Các quốc gia ven biển có quyền thuộc về chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Nếu quốc gia đó không thăm dò thềm lục địa hoặc không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia đó.

Biển cả

Biển cả là vùng biển còn lại, được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển. Ở vùng này, các quốc gia đều có quyền tự do sử dụng nhưng phải tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự do trên biển của các quốc gia khác. Quyền tự do trên biển ở đây chủ yếu là: Tự do hằng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học.

L ãn h h ải V ù n g t iế p g p T h y n i đ ịa Thềm lục địa (Đ76.1) Đường cơ sở 0 n m 12 n m 24 n m Vùng đặc quyền kinh tế (Đ57) 20 0 n m

Thềm lục địa mở rộng tối đa (Đ76.6) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35 0 nm Biển quốc tế Biển cả (Đ86)

Thềm lục địa về mặt địa chất Dốc lục địa Lục địa kéo dài Bờ lục địa

Sâu 2.500 m (Đ76.5) + 100nm (Đ76.5)

Chân dốc

+ 60nm

Rìa lục địa về mặt địa chất (Đ76.3)

Bờ ngoài của rìa lục địa (Đ76.4.a.ii)

Đáy biển sâu

Rìa lục địa (Đ76.3) 0 m 1.000 m 2.000 m 2.500 m 3.000 m 4.000 m 5.000 m 6.000 m

Bờ ngoài kéo dài của rìa lục địa (Đ74.4.i)

Lớp trầm tích ≥ 1% khoảng cách tới chân dốc

Phân định ranh giới biển

Để xác định ranh giới biển giữa hai quốc gia ven biển liền kề nhau hoặc đối diện nhau người ta dùng đường trung tuyến làm đường ranh giới. Đường trung tuyến trong trường hợp này là đường nối các tâm đường tròn tiếp xúc với đường cơ sở của hai quốc gia ven biển.

Đường trung tuyến mầu đỏ (Median line)

Hình 1.6: Đường trung tuyến phân định ranh giới biển theo Điều 15 UNCLOS

Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác nhau (Điều 15, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

1.4.2. Luật pháp quốc gia về biển

Bên cạnh các công pháp quốc tế thì luật pháp về biển của các quốc gia ven biển cũng có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế biển. Luật biển là văn bản pháp luật cao nhất của mỗi quốc gia ven biển để điều chỉnh các hoạt động kinh tế diễn ra trên vùng biển của quốc gia đó, dưới luật là các quy định và các văn bản pháp quy khác. Tuy nhiên, khi ban hành luật biển của mỗi quốc gia cũng cần phải chú ý tới các công pháp quốc tế như các hiệp ước hay hiệp định giữa các quốc gia ven biển liền kề (như Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc), Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),…

Ở Việt Nam, ngoài các công pháp quốc tế thì Luật biển Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ 1/1/2013 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế biển cũng như bảo vệ chủ quyển biển đảo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý kinh tế biển của Việt Nam.

Về cơ bản, Luật biển Việt Nam không mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Trong Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về ranh giới phân định biển. Luật biển Việt Nam nêu rõ các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam là: (1) Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; (3) Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; (4) Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Luật biển Việt Nam còn đưa ra 6 ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển là: (1) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; (2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (3) Du lịch biển và

kinh tế đảo; (4) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (5) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Bên cạnh đó còn có nhiều các đạo luật các pháp lệnh hay các quy định khác để điều chỉnh các hoạt động liên quan tới phát triển kinh tế biển như:

- Luật thủy sản, Luật số: 17/2003/QH11, ban hành ngày 26/11/2003.

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật số 40/2005/QH11, ban hành ngày

14/6/2005.

- Luật Dầu khí, ngày 6/7/1993. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Luật số: 10/2008/QH12.

- Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành ngày

28/3/1998. Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành ngày 5/5/2008.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 46 - 57)