Thứ nhất, để phát triển kinh tế biển điều quan trọng nhất là quốc gia đó
phải có lợi thế về biển. Trong đó có lợi thế tĩnh là có vị trí địa lý thuận lợi, có đường bờ biển dài, diện tích biển lớn, có nguồn lợi hải sản lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú,… Và lợi thế động là quốc gia đó phải có vị trí địa chính trị, địa chiến lược, phải nằm trong trung tâm giao lưu quốc tế, nằm trên đường giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới,… Từ đó tạo thuận lợi cho quốc gia đó phát triển kinh tế dựa vào biển và có thể bám vào biển để phát triển kinh tế.
Thứ hai, phải có quan điểm, tư duy, chiến lược phát triển kinh tế biển
đúng đắn: phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đất nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Chíến lược phát triển kinh tế biển phải được trọng tâm vào những điểm chính sau:
(1) Chính phủ phải đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân,…
(2) Xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển hợp lý. (3) Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về
thuế, thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước,…
(4) Xây dựng chính sách an ninh biển. (5) Xây dựng chính sách khai thác biển.
(6) Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý kinh tế biển.
Thứ ba, cần phải xây dựng được hệ thống pháp luật về biển thống nhất,
có tính khả thi và hiệu lực thi hành, có tính minh bạch cao.
Thứ tư, muốn phát triển mạnh về biển, đất nước cần thiết xây dựng hệ
thống các tổ chức, cơ quan làm nhiệm vụ kinh tế biển gọn nhẹ, hiệu quả.
Thứ năm, quốc gia kinh tế biển phải có cơ sở hạ tầng tốt phục vụ tốt phục
vụ cho phát triển kinh tế biển là điều tiên quyết. Nếu không có cơ sở hạ tầng tốt thì không thể tiến ra biển.
Thứ sáu, phải có chính sách đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Đi biển
là một nghề rất vất vả và nguy hiểm. Làm thế nào để thu hút và xây dựng được một đội ngũ công nhân, cán bộ có năng lực và làm việc hiệu quả là một vấn đề khó khăn. Do đó, để xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng làm công tác biển cần: Chính phủ phải có chính sách khuyến khích đặc biệt (lương, thuế, phúc lợi xã hội,…) cho những người làm nghề biển, đầu tư nhiều cho hoạt động đào tạo,… Để phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là cho kinh tế hàng hải, Chính phủ cần khuyến khích trong nước cung cấp các hoạt động đào tạo cho nhân viên hàng hải, hỗ trợ cho các chương trình đào tạo địa phương và quốc tế, hội thảo và hội nghị được tổ chức trong nước. Tích cực khuyến khích đi biển như là một nghề cho thanh niên thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến khích tài chính và hỗ trợ thể chế ...
Thứ bảy, bên cạnh việc phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển thì cần
phải có chính sách ưu tiên phát triển một số ngành nghề, một số sản phẩm chủ lực về biển. Do nguồn lực có hạn nên việc phát triển các ngành nghề, một số sản phẩm chủ lực về biển là hết sức cần thiết để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế và làm đầu tàu cho phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, vẫn phải phát triển toàn diện kinh tế biển để phát huy tối đa hết tiềm năng về biển.
Thứ tám, để kinh tế biển phát triển thì phải coi việc phát triển các khu
kinh tế ven biển là chủ chốt, là trọng tâm bởi các khu kinh tế biển chính là “cửa sổ” để mở cửa ra với thế giới, là “phòng thí nghiệm” các chính sách cải cách kinh tế và trở thành các “cực tăng trưởng” của đất nước. Các khu kinh tế biển còn là đầu mối phát triển giao thông vận tải, các ngành dịch vụ (ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, …) và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có thông qua phát triển các khu kinh tế thì kinh tế biển mới có thể phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thứ chín, phải có chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ
biển. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất để phát triển các ngành kinh tế biển. Chỉ có làm chủ được khoa học công nghệ mới có thể tiến hành khai thác tài nguyên biển như tài nguyên nước biển, gió biển, khoáng sản trong lòng biển và phát triển được đa dạng các ngành nghề kinh tế biển.
Thứ mười, quản lý kinh tế biển phải đảm bảo phát triển bền vững biển:
Khai thác hải sản phải đi đôi với bảo tồn, duy trì và phát triển, bảo vệ môi trường biển, chú ý ứng phó với biến đối khí hậu và nước biển dâng. Việc khai thác quá mức của nhiều quốc gia ven biển đã dẫn tới tình trạng tài nguyên hải sản bị cạn kiệt. Điều này đã buộc các ngư dân ngày càng phải đánh bắt xa bờ hơn, thậm trí đánh bắt cả trên các vùng biển không thuộc phạm vi biển của mình. Hiện nay, chính phủ của phần lớn các quốc gia ven biển cũng đã nhận thức được điều này và cũng đã bắt đầu tiến hành nhiều biện pháp quản lý để duy trì bảo vệ nguồn lợi hải sản của mình như đưa ra các quy định về đánh bắt theo mùa, đưa ra tiêu chuẩn về cách đánh bắt hải sản, khuyến khích nuôi trồng,… Việc bảo vệ môi trường để duy trì nguồn lợi hải sản một cách lâu dài là hết sức cần thiết.
Chương 3
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH