1.3.1. Quản lý tổng hợp kinh tế biển
Do quản lý kinh tế biển là hoạt động quản lý rất nhiều ngành nghề đan xen với nhau, với nhiều lợi ích khác nhau. Vì thế, tiếp cận quản lý tổng hợp biển là một trong những hướng để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Đây là một trong nhưng phương thức quản lý mà có thể khắc phục được những vấn đề còn tồn tại do các phương thức quản lý đơn ngành, riêng lẻ đã tồn tại.
Quản lý tổng hợp biển là cách có thể thỏa mãn nhu cầu điều hòa, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội vào bảo vệ môi trường biển. Đây là cách có thể giải quyết hiệu quả các cấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phòng ngừa thiên tai, đến việc bảo vệ, duy trì những chức năng sinh thái học biển. Tính ưu việt của quản lý tổng hợp biển thể hiện ở tính tổng hợp, gắn kết của chiến lược; quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh...
Một mô thức của cách tiếp cận “quản lý tổng hợp biển” là “quản lý tổng hợp đới bờ”. Quản lý đới bờ là cách tiếp cận để điều chỉnh hành vi phát triển ngành ở vùng bờ và các vùng đại dương trên cơ sở các phương thức quản lý hài hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn trong quá trình phát triển đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong việc ra quyết định các vấn đề chung về vùng bờ và đại dương6.
Quản lý tổng hợp đới bờ được định hướng đa mục tiêu. Nó phân tích sự liên quan của việc phát triển, sự sử dụng trái ngược nhau và mối tương quan
giữa các quá trình sinh thái với các hoạt động của con người. Nó đẩy mạnh sự liên kết hài hòa giữa các hoạt động trên biển và ở đới bờ của các ngành, các địa phương,… Quản lý tổng hợp đới bờ có các nội dung chính sau:
- Quy hoạch vùng với mục tiêu cơ bản là tối ưu hóa các cơ hội phát triển kinh tế xã hội của con người mà các hệ sinh thái vùng ven biển có thể hỗ trợ.
- Quản lý các nguồn lợi: Bảo vệ các hệ sinh thái vùng biển và ven bờ, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng nguồn lợi ven bờ.
- Giải quyết xung đột: Điều hòa và cân đối việc sử dụng nguồn lợi hiện có và giải quyết các xung đột về sử dụng nguồn lợi vùng biển và ven bờ.
- Bảo vệ an toàn chung: Bảo vệ an toàn chung tại các khu vực ven biển và ven bờ chống lại các nguy cơ do thiên nhiên và con người gây ra.
- Xác định quyền sở hữu vùng đất ngập nước và vùng nước: Quản lý hiệu quả các khu vực và nguồn lợi do nhà nước nắm giữ và thu được lợi ích kinh tế chung7.
1.3.2. Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” (A. Hirschman và F. Perrons)
Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” với đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là A. Hirschman và F. Perrons. Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì:
7 Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu (2007), Quản lý tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam: Mô hình và triển vọng, Hội thảo khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật Biển, tr. 297.
Thứ nhất, phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung
bằng cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò “cực tăng trưởng” của
các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốn khan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.
Thứ ba, do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước
đang phát triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc.
Cách đặt vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên ngoài của lý thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Thường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn khi mở cửa ra bên ngoài cho nên lúc đầu lý thuyết này không được các nước đang phát triển đang theo mô hình công nghiệp hóa hướng nội và phát triển cân đối mặn mà cho lắm nhưng càng về sau thì lý thuyết này càng được thừa nhận rộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của các nước công nghiệp hóa mới (NICs). Từ thập niên 1980 trở lại đây, lý thuyết này đã được nhiều nước đang phát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa mở cửa và hướng ngoại8.
Theo lý thuyết này, các quốc gia ven biển cũng có thể phát triển một cách không đồng đều, dồn nguồn lực vào phát triển kinh tế biển và các khu kinh tế biển, cái vốn là lợi thế của họ. Các quốc gia ven biển có thể coi các
8 Nguyễn Thị Hà - TTTTKT (2013),Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
khu kinh tế biển như là “cực tăng trưởng” để tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lan toả đến sự phát triển các vùng khác , từ đó lôi kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế.
1.3.3. Quản lý để phát triển kinh tế theo “Vòng quay quốc tế có lợi” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải (Wang Jian)
Khái niệm về “vòng quay quốc tế có lợi” (BIC) được Wang Jian, nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc đưa ra nhằm đưa ra các chính sách quản lý để phát triển kinh tế vùng ven biển Trung Quốc theo hướng chuyển dịch ngành của vùng ven biển với bốn tư tưởng chính là: (1) Tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động xuất khẩu; (2) Các ngành công nghiệp nên tìm kiếm nguyên vật liệu và thị trường cho các sản phẩm của mình ở nước ngoài để thu ngoại tệ và tăng khả năng cạnh tranh trên toàn cầu; (3) Các ngành công nghiệp nên sử dụng ngoại tệ đã thu để thu hút hơn nữa vốn và kỹ thuật nước ngoài cho việc phát triển công nghiệp nặng; (4) Khi phát triển cộng nghiệp nặng trong nước đã hoàn chỉnh, nhà nước Trung Quốc sẽ có thể sử dụng vốn để phát triển trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp.
Theo BIC thì lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng duyên hải của Trung Quốc được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 tới 30 năm, được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1, ưu tiên phát triển công nghiệp, sử dụng nhiều lao động và định hướng xuất khẩu ở các vùng ven biển. Đây là giai đoạn đòi hỏi phải tập
trung xây dụng cơ sở hạ tầng các vùng ven biển và nội địa làm cơ sở nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu. Giai đoạn này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.
Giai đoạn 2, đưa các sản phẩm sản xuất nội địa xuất khẩu tới các thị trường quốc tế. Ngoại tệ thu về từ xuất khẩu sẽ chủ yếu được sử dụng để phát
triển cơ sở hạ tầng của công nghiệp cơ bản, công nghiệp tập trung vốn. Giai đoạn này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.
Giai đoạn 3, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí có giá trị gia tăng cao. Trong giai đoạn này, tỷ lệ xuất khẩu các
sản phẩm sử dụng nhiều lao động sẽ giảm, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm có hàng lượng vốn và kỹ thuật cao tăng. Sản phẩm xuất khẩu sẽ có khả năng cạnh tranh cao.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải của Trung Quốc theo nguyên tắc “vòng quay quốc tế có lợi” là bắt đầu từ các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao và định hướng xuất khẩu rồi tiến tới các ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng vốn lớn.
1.3.4. Chính sách quản lý thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế biển trong cạnh tranh quốc tế
Một trong các biển pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế biển là phát triển các trung tâm kinh tế ven biển bằng các chính sách quản lý đơn giản, thông thoáng, thuận lợi,…để thu hút vốn đầu và phát triển công nghệ. Các trung tâm này phát triển với vai trò làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở: Trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp ở cả cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia.
Nền kinh tế biển hiện đại là nền kinh tế (i) có công nghệ biển phát triển; (ii) có doanh nghiệp biển hiện đại, hiệu quả, liên kết nội bộ ngành có sức mạnh; (iii) có cấu trúc không gian kinh tế vùng hợp lý với các trung tâm kinh tế biển mạnh; (iv) có thể chế quản lý kinh tế biển hiện đại.
Xét từ cạnh tranh quốc tế trong phát triển kinh tế biển cần nhấn mạnh vai trò của các trung tâm kinh tế biển. Đây là nơi tập trung các hoạt động kinh tế biển, với cơ sở hạ tầng và thể chế phát triển; có các doanh nghiệp biển đạt
hiệu quả cao nhờ các ưu thế của trung tâm về công nghệ, kinh tế quy mô, liên kết ngành, tiếp cận nguồn lực, thông tin,… Bên cạnh đó, các trung tâm phát triển kinh tế biển còn có tác động lan tỏa, sức hút và vai trò chi phối ra bên ngoài. Trong một quốc gia, một trung tâm kinh tế biển phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực tới các vùng ngoại vi trên các khía cạnh phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tài chính, đầu tư, thị trường,…
1.3.5. Biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thường dẫn tới hậu quả xấu là ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, biến đối khí hậu và nước biển dâng có tác động mạnh đến môi trường biển, cả vùng ven bờ và vùng nước biển. Điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với quản lý để phát triển bền vững kinh tế biển.
Môi trường biển thể hiện ở: Chất lượng nước mặn ven biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; hệ sinh thái rong tảo biển; hệ sinh thái san hô; các loài thủy sinh,… Chính vì vậy, chính phủ cần lồng ghép đầy đủ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, chính sách quản lý để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Với cách tiếp cận này thì biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là cần phải: Điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng và lợi thế của biển; Quan trắc khí tượng thủy văn, môi trường và dự báo thiên tai trên biển; Nghiên cứu biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, đề xuất các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo các tác động lên các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, các đề xuất giảm nhẹ và thích ứng với tác động của biển đổi khí hậu lên các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ; Bảo tồn đa dạng sinh học biển; Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển trên quan điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; Phát triển các ngành
kinh tế biển nhìn bền vững về môi trường; Dự báo phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm biển từ đất liền (các nguồn thải từ đất liền), các nguồn ô nhiễm trên biển, ứng phó và xử lý ô nhiễm xuyên biên giới; Công tác thu thập, quản lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển; Quản lý tổng hợp và thống nhất các hoạt động trên biển và vùng ven bờ; Quy hoạch không gian và phân vùng phát triển; Phối kết hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường với vấn đề an ninh, bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo.
1.3.6.. Chủ nghĩa cực đoan
Chủ nghĩa cựu đoan là một trong những quan điểm và cách tiếp cận đối với quản lý và phát triển kinh tế biển hiện nay. Chủ nghĩa cực đoan được tiếp cận như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Với tư tưởng này thì mọi hoạt động quản lý và phát triển kinh tế biển sẽ chủ yếu đứng trên giác độ dân tộc, chống ngoại xâm và thậm chí bài ngoại. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường dẫn tới xung đột gia tăng thậm trí chiến tranh. Đây là chủ nghĩa mà trong lịch sử đã từng được nhiều cá nhân hay dân tộc tôn sùng và hậu quả là thường giải quyết ván đề bằng chiến tranh, như Adolf Hitler tàn sát người Do thái, cuộc chiến giữa Pakistan và Israel ở dải Gaza cũng như nội chiến ở Afganistan. Đây không phải là xu thế phát triển chung của thế giới vì nó thường đẩy quốc gia, dân tộc vào thế bị cô lập, lạc lõng với thế giới.
Thứ hai là cực đoan chính trị tư tưởng. Điều này có nghĩa là nền chính
trị quốc gia sẽ ngả hẳn về một phía nào đó trong quan hệ quốc tế để tận dụng sự ủng hộ từ bên ngoài vào phát triển kinh tế. Tư tưởng này cũng có một số ưu điểm nhất định, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc ngả hẳn theo Mỹ, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để thực hiện phát triển kinh tế của mình cũng đã
vươn lên đạt được nhiều thành quả trong kinh tế. Tuy nhiên khuynh hướng này cũng có nhiều rủi ro do chịu sự chi phối và phụ thuộc nhiều vào quốc gia khác, dễ mất độc lập tự chủ và có thể trở thành “con bài” cho các nước lớn đàm phán và ra điều kiện. Một thực tế cũng chỉ ra rằng, nghiêng hẳn về một phía cũng chưa chắc đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên chịu sự chi phối lớn từ Trung Quốc nhưng kinh tế lại hầu như không phát triển. Trước đây, Mỹ cũng đã từng bỏ mặc đồng minh là Chính phủ miền Nam Việt Nam.
Thứ ba là cực đoan trong quan niệm về chủ quyển. Tư tưởng này cho
rằng, chủ quyền là khái niệm mang tính pháp lý, nó quan trọng hơn quyền thực tế, nó là thực lực trong các mối quan hệ quốc tế. Với tư tưởng này thì chủ quyền là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không chia sẻ. Tuy nhiên, nếu cực đoan về chủ quyền sẽ khó có thể hội nhập quốc tế. Do đó, không nên quá cực đoan trong quan niệm về chủ quyền. Nhà nước có thể coi chủ quyền là bất khả sâm phạm nhưng có thể góp chung có thể ủy thác tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thậm trí có thể đánh đổi thì mới có thể hội nhập với bên ngoài để phát triển.
Thứ tư là cực đoan trong tiếp cận “một nhân tố”. Tư tưởng này cho
rằng chỉ cần có sức mạnh là có thể có công lý. Do đó, để phát triển cần tìm ra được một nhân tố có sức mạnh lớn để thúc đẩy và chi phối cho sự phát triển.