Thực trạng quản lý kinh tế biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 108 - 145)

3.2.1. Quan điểm chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt Nam

Mặc dù là một quốc gia biển nhưng cho tới trước năm 2007 chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam chưa thực sự rõ nét. Chỉ tới khi ra đời Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ Tư Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam mới được định hình khá rõ nét. Chiến lược biển Việt Nam đã chú trọng đến phát triển kinh tế biển: “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, “phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước”25. Đặc biệt là Chiến lược đã nêu lên quan điểm mới về quản lý kinh tế biển. Trong đó, quản lý tổng hợp kinh tế biển là một phương thức quản lý mới ưu việt đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng: “Xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả”.

Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam định hướng vào những ngành kinh tế biển chủ chốt như: (1) Phát triển kinh tế hàng hải; (2) Chú trọng khai thác và chế biến khoáng sản (trọng tâm vào dầu, khí); (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Phát triển các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề:

- Có thể nói cơ chế quản lý kinh tế biển Việt Nam còn nhiều bất cập, điều này thể hiện ở chỗ Việt Nam hiện chưa có một cơ quan quản lý thống nhất về kinh tế biển. Mỗi một lĩnh vực, một ngành nghề lại có một cơ quan quản lý dẫn tới sự chồng chéo lên nhau. Tại các tỉnh thành ven biển Việt Nam có các Tổng cục Biển Đảo Việt Nam (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhưng cơ quan này được thành lập mới chỉ mang tính hình thức mà chưa phát huy được tác dụng. Quy hoạch không gian phát triển kinh tế biển còn chưa rõ ràng.

- Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam đang ở

25 Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

trong cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế Biển Đông giữa các nước ven biển này. Đặc biệt, nơi đây đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền biển đảo. Trung Quốc, một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển Đông khá bài bản và mạnh mẽ, gây sức ép cạnh tranh lớn đối với Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong khi đó, chiến lược phát triển biển của Việt Nam chưa chú ý đúng mức đến vấn đề cạnh tranh chiến lược này (địa kinh tế, địa chính trị). Sự chậm trễ hoặc thiếu sót của Việt Nam trong vấn đề này chắc chắn sẽ gây cho Việt Nam nhiều bất lợi về kinh tế, môi trường, an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia.

- Trong chiến lược phát triển biển của Việt nam chưa đề cập sâu và cụ thể đến mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và và đảm bảo độc lập - tự chủ.

- Trong chiến lược phát triển biển của Việt Nam chưa đề cập một cách tổng thể và toàn diện đến quan hệ kinh tế - quốc phòng.

3.2.2. Hệ thống luật biển Việt Nam

Để thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển, bên cạnh hàng loạt các quy định pháp lý liên quan tới kinh tế biển thì năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Về cơ bản, Luật biển Việt Nam không mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Trong Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về ranh giới phân định biển. Luật biển Việt Nam nêu rõ các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam là: (1) Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; (3) Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; (4) Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Luật biển Việt Nam còn đưa ra 6 ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển là: (1) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; (2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (3) Du lịch biển và kinh tế đảo; (4) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (5)

Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Bên cạnh Luật biển thì còn có nhiều các đạo luật các pháp lệnh hay các quy định khác để điều chỉnh các hoạt động quản lý kinh tế biển như:

- Luật thủy sản, Luật số: 17/2003/QH11, ban hành ngày 26/11/2003.

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật số 40/2005/QH11, ban hành ngày

14/6/2005.

- Luật Dầu khí, ngày 6/7/1993. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Luật số: 10/2008/QH12.

- Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành ngày

28/3/1998. Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành ngày 5/5/2008.

- Luật Bảo vệ Môi trường, được thông qua ngày 27/12/1993.

- Luật Bảo vệ Môi trường, số 52/2005/QH11, được thông qua ngày

29/11/2005.

- Luật Hải quan, Luật số 29/2001/QH10, được thông qua ngày 29/6/2011. Luật Hải quan, Luật số 29/2001/QH10, được thông qua ngày 29/6/2011. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan, số 42/2005/QH11, được

thông qua ngày 14/6/2005.

- Luật Biên giới Quốc gia, số 06/2003/QH11, được thông qua ngày

17/6/2003.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về biển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Hệ thống luật về biển của Việt Nam về biển còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất, tính minh bạch và tính khả thi không cao. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa luật hóa được cụ thể về phạm vi ranh giới biển Việt Nam. Mặc dù trong Luật biển Việt Nam có nêu rõ thế nào là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa,… nhưng lại không nói rõ nó nằm ở vị trí nào, tọa độ nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong

việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Luật biển Việt Nam mới chỉ bó hẹp trong phạm vi vùng biển của Việt Nam mà chưa liên quan đến những vùng biển quốc tế.

3.2.3. Quy hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam

Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển một cách khá toàn diện đối với hầu hết các lĩnh vực kinh tế biển như: Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển; Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dầu khí; Quy hoạch phát triển vận tải biển;…

Quyết tâm quy hoạch phát triển kinh tế biển của Việt Nam được thể hiện qua các văn bản quyêt định sau:

- Quyết định số 2190/QĐ-TTg, ngày 24/12/2009, của Chính phủ, Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/1/2013, của Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1353/QĐ-TTg, ngày 23/9/2008, của Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”

- Quyết định số 459/QĐ-TTg, ngày 30/3/2011, của Chính phủ, Phế duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dầu khi Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 1601/QĐ-TTg, ngày 15/10/2009, của Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- …

Bên cạnh quy hoạch tổng thể của Chính phủ thì mỗi tỉnh thành ven biển Việt Nam lại có quy hoạch phát triển riêng để phát triển kinh tế biển. Công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế biển của Việt Nam có thể nói là khá toàn diện. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện và tính khả thi lại rất thấp.

Còn tồn tại một số bất cập trong qui hoạch cụ thể phát triển kinh tế biển của Việt Nam, thể hiện trong nhiều lĩnh vực: Từ qui hoạch hệ thống cảng biển, hệ thống hậu càn kinh tế biển, hệ thống giao thông ven biển, hệ thống đô thị biển đến qui hoạch các ngành như du lịch biển, vận tải biển.

Công tác quy hoạch chưa thực sự gắn liền với thực tiễn. Cụ thể như: Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam chỉ trú trọng tới phát triển hệ thống cảng lớn phục vụ tàu thương mại có trọng tải lớn lại thiếu hẳn quy hoạch cảng cho hoạt động khai thác đánh bắt hải sản; Quy hoạch phát triển tàu biển chỉ trú trọng đóng tàu có công suất lớn để vận truyển nhiều hàng hóa mà không trú trọng tới tàu có công suất nhỏ phục vụ các hoạt động đánh bắt hải sản, du lịch,…

Quy hoạch thì lớn nhưng tính khả thi lại rất thấp, hiệu lực pháp lý không cao. Nhiều cảng biển Việt Nam nằm trong quy hoạch được đầu tư phát triển tương đối lớn nhưng lại bỏ hoang hoặc công suất khai thác cảng lại rất nhỏ do thiếu hệ thống giao thông ra vào cảng, thiếu các dịch vụ hậu cần, không dự báo đúng được nhu cầu vận chuyển của thế giới,…

3.2.4. Quản lý các lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam

3.2.4.1. Quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam

a) Những thành tựu đạt được

Công tác quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam đã từng bước được phát triển và hoàn thiện từ chính sách phát triển, hệ thống pháp luật, quy hoạch phát triển, cơ quan quản lý,… Hệ thống cảng biển của Việt Nam được phát triển tập trung theo cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Miền Bắc tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và Quảng Ninh; miền Nam tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nhà Trang; miền Nam tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng các cảng biển và hình thành được 3 trung tâm cảng ở cả ba miền. Nhiều cảng biển của Việt Nam đã trở thành các cửa ngõ quốc tế thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài, cụ thể như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa-Vũng Tàu (khu vực Cái Mép-Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong-Khánh Hòa.

Mô hình quản lý cảng biển Việt Nam

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng biển thì mô hình quản lý cảng biển của Việt Nam cũng đang từng bước thay đổi theo hướng tiên tiến, hiện đại. Tính tới năm 2012 thì quản lý Nhà nước về hệ thống cảng biển Việt Nam chịu sự quản lý chung của Bộ Giao thông Vận tải (Cục Hàng Hải) nhưng cũng đồng thời chịu sự quản lý của các bộ ngành liên quan khác đối với các cảng chuyên dụng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng,… Bên cạnh đó, các cảng còn chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

Theo tiêu trí chung về quản lý cảng biển trên thế giới, thì Cơ quan quản lý cảng biển Việt Nam là sự kết hợp một số loại hình sau: + Cơ quan quản lý cảng là công ty công cộng nhà nước: Hiện nay, hầu hết các cơ quan quản lý cảng biển Việt Nam tổ chức theo hình thức doanh nghiệp nhà nước. + Cơ quan quản lý cảng là một tổ chức của chính quyền địa phương: Các cảng biển của địa phương được đầu tư và chịu sự quản lý của địa phương, mà cụ thể là chịu sự điều hành của Sở Giao thông Vận tải. +Cơ quan quản lý cảng biển là công ty tư nhận: Đây là trường hợp các cảng biển chuyên dụng của Việt Nam liên doanh với nước ngoài. Cơ quan quản lý các cảng này được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luận Đầu tư Nước ngoài. + Cơ quan quản lý cảng là chính quyền cảng: Đây được coi là mô hình quản lý cảng tiên tiến, hiện đại đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, thống nhất về quản lý phát triển hệ thống cảng biển (Mô hình này được khá nhiều nước sử dụng như Singapore, Trung Quốc,...). Hiện nay, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo mô hình này với thí điểm đầu tiên là cảng Vũng Áng.

b) Những vấn đề còn tồn tại

Hệ thống cảng biển của Việt Nam phát triển “vừa thừa lại vừa thiếu”, đồng thới mang tính tự phát và tính cục bộ địa phương. Việt Nam có một hệ thống cảng biển dầy đặc, gần như địa phương nào ven biển cũng có cảng biển, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của một cảng biển quốc tế, cụ thể là:

- Quy hoạch và quản lý cảng biển Việt Nam chưa đáp ứng với yêu cầu, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ khiến chi phí vận tải biển của ta luôn ở mức cao.

- Mất cân đối trong phát triển hệ thống cảng. Cụ thể như nhóm cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải được đầu tư nhiều chưa hoạt động hết công suất thì cảng Hải Phòng đang quá tải thì hầu hết các cảng ở miền Trung cũng hoạt động dưới công suất.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là việc xây dựng cảng ở nhiều nơi do dự báo không sát với thực tế dẫn tới tình trạng “cảng chồng cảng”. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ ngành trung ương với các địa phương chưa còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất khiến nhiều cảng không đủ lực vươn lên tầm cỡ khu vực.

- Thiếu bến cho tàu tải trọng lớn, nhất là bến dành cho tàu chở công ten nơ. Theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, gần 70% bến tại các cảng chỉ đáp ứng cho tàu tải trọng dưới 20.000DWT, quá thiếu bến cho tàu lớn, đặc biệt là từ 50.000DWT trở lên chỉ chiếm 1,37%.

- Thiết bị bốc xếp còn khá lạc hậu dẫn tới năng suất xếp dỡ chỉ bằng một phần hai so với các cảng tiên tiến.

- Hạ tầng giao thông kết nối với cảng cũng không đồng bộ. Minh chứng rõ ràng nhất là Quốc lộ 5 ở phía Bắc đã hư hỏng, quá tải đối với xe chở công ten nơ ra vào cảng Hải Phòng, trong khi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thì chậm tiến độ thi công. Ở phía Nam, đường từ xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái thì luôn chật cứng xe công ten nơ nối đuôi nhau.

- Cảng biển Việt Nam còn chưa tương xứng với vị thế của Việt Nam là nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Năm trong số

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 108 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w