Một số kinh nghiệm thế giới rút ra cho quản lý kinh tế biển Việt Nam và gợi ý

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 145 - 197)

và gợi ý chính sách

Từ việc nghiên cứu thực tế quản lý kinh tế biển của quốc tế (trường hợp Trung Quốc, Malaysia, Singapore) và xuất phát từ thực tế quản lý kinh tế biển của Việt Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt Nam như sau:

3.3.1. Các chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hướng tới phát huy lợi thế địa kinh tế trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, cần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển

Nam là quốc gia có lợi thế về biển, có tiềm năng lớn về biển bao gồm cả lợi thế tĩnh và lợi thế động. Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế biển, Việt Nam cần phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển.

Việt Nam đã xây dựng chiến lược biển đến năm 2020 (Nghị quyết 09- NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, năm 2007). Đây là một bản nghị quyết khá toàn diện về biển, đánh dấu tư duy mới về biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đầu thế kỷ 21. Chiến lược khẳng định, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, các biện pháp triển khai thực hiện còn chưa thật cụ thể và khả thi.

Theo chúng tôi, để trở thành một quốc gia biển thì Việt Nam cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh về kinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển.

Trong chính sách và chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cần chú ý cụ thể hơn những khía cạnh sau:

- Chính phủ phải đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân,…

- Xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển hợp lý.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về thuế, thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước,…

- Xây dựng chính sách an ninh biển.

- Xây dựng chính sách khai thác biển.

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý kinh tế biển một cách hiệu quả hơn...

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới kinh tế biển

thành phần kinh tế có thể tham gia phát triển kinh tế biển hiệu quả. Việc thể chế hóa hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và có tính tương thích với hệ thống pháp luất quốc tế và thông lệ quốc tế về biển.

Năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý quan trọng trong quản lý kinh tế biển của Việt Nam. Về cơ bản, Luật biển Việt Nam không mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Trong Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về ranh giới phân định biển, các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam, các ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển,… Tuy nhiên Luật biển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế là:

- Luật biển Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp chế tài, và cách thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Do đó, nếu không bổ sung các văn bẳn hướng dẫn cụ thể thì Luật biển Việt Nam chỉ mang tính hình thức.

- Luật biển Việt Nam chưa quy định cụ thể về phạm vi ranh giới biển Việt Nam. Mặc dù trong Luật biển Việt Nam có nêu rõ thế nào là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa,… nhưng lại không nói rõ nó nằm ở vị trí nào, tọa độ nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

- Luật biển Việt Nam mới chỉ bó hẹp trong phạm vi vùng biển của Việt Nam mà chưa bao trùm hết những vùng biển quốc tế.

3.3.3. Hoàn thiện các tổ chức cơ quan quản lý kinh tế biển

Về công tác quản lý kinh tế biển Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, còn chồng chéo và chưa đồng bộ. Hiện nay, Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng giao nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo, nhưng trên thực tế, Tổng cục Biển và Hải

đảo chưa thực sự giữ vai trò là “nhạc trưởng” trong quản lý kinh tế biển. Cơ quan này chỉ giữ chức năng tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi đó nhiều lĩnh vực lại do nhiều bộ ngành khác quản lý và thực hiện, cụ thể như quản lý hệ thống cảng biển thì do Bộ Giao thông Vận tải, quản lý an ninh biển thì do Bộ Công An và Bộ Quốc phòng,… Chính vì vậy, việc thành lập một cơ quan ngang bộ, thống nhất, có chức năng điều phối tất cả các hoạt động liên quan tới kinh tế biển để thúc đẩy kinh tế biển Việt Nam phát triển là hết sức cần thiết.

3.3.4. Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế biển là một trong những điều kiện then chốt để tạo nên sự thành công trong phát triển kinh tế biển. Đặc biệt lao động nghề biển là một hình thức lao động rất vất vả và nguy hiểm. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có một chiến lược và chính sách đúng đắn để xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ, có tri thức, tận tâm với ngề nghiệp để phát triển kinh tế biển. Cụ thể là:

- Trước hết, chính phủ Việt Nam cần có một chính sách đãi ngộ đúng đắn với những lao động làm nghề biển như: Chính sách tiền lương, thuế, bảo hiểm, hưu trí, đào tạo,…

- Chú trọng nâng cao trình độ công nhân và cán bộ làm nghề biển thông qua các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Mở rộng và phát triển các trường đại học đào tạo các ngành nghề về biển, phát triển và khuyến khích các viện nghiên cứu biển. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong các trường trung học, tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh học nghề và tham gia vào các nghề như đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản, du lịch, đóng tàu.... Đưa nội dung biển vào giáo dục từ cấp tiểu học để người Việt ngay từ nhỏ có thể nhận thức được vai trò của biển, yêu quý biển, yêu quý các ngành nghề liên quan tới biển.

- Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực thì cũng cần phải tích cực đẩy mạnh thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài tới Việt Nam phục vụ cho phát triển kinh tế biển.

3.3.5. Phát triển kinh tế biển có trọng điểm

và hiện đại, kết hợp giữa phát triển toàn diện và tập trung vào một số ngành mũi nhọn

Kết hợp ngành truyền thống và hiện đại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngành kinh tế biển truyền thống của Việt Nam là các ngành có từ lâu đời nên có nhiều kinh nghiệm phát triển. Vì vậy, việc tiếp tục phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống là hết sức cần thiết. Còn các ngành kinh tế biển hiện đại sẽ là các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các ngành truyền thống trong phát triển kinh tế biển như khai thác tài nguyên, khai thác hải sản,… cần phải được phát triển một cách hài hòa và được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Không những thế, phát triển các ngành này phải có tính hợp lý nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, tránh ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các ngành mới và phát triển khoa học công nghệ biển. Đặc biệt chú trọng tới phát triển các ngành công nghiệp không khói như du lịch biển, dịch vụ vận chuyển, năng lượng sạch (điện thủy triều, điện gió biển,…). Hạn chế phát triển các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường và hạn chế khai thác xuất khẩu tài nguyên thô.

Kết hợp giữa phát triển toàn diện và tập trung vào một số ngành mũi nhọn

Do nguồn lực cho phát triển kinh tế biển là có giới hạn nên trước mắt cần chú trọng phát triển một số ngành sản phẩm chủ lực mà ta có lợi thế, có khả năng cạnh tranh cao như khai thác hải sản (nên chú trọng vào nuôi trồng hải sản), du lịch biển đảo, khai thác dầu khí,… Đồng thời, nếu có thể cũng dần dần triển khai một số ngành khác để phát huy hết khả năng phát triển kinh tế biển.

Chính phủ cần thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế biển một cách trọng điểm và có hiệu quả để tạo ra được những mũi nhọn có sức cạnh tranh tầm quốc tế trong phát triển kinh tế biển.

Việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam đã được triển khai nhưng phần lớn các hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả và

phát huy tác dụng. Cụ thể như: Chương trình cho vay ưu đãi để thực hiện hoạt động đánh bắt xa bờ của Việt Nam cho tới nay được đánh giá là hoàn toàn thất bại; Việc xây dựng hệ thống cảng biển của Việt Nam cũng hết sức tùy tiện, được ví như “Cảng sau đè cảng trước”, các tỉnh thành nào ven biển cũng xin xây dựng cảng biển; Tập đoàn Vinasin, đầu tàu về đóng tàu biển của Việt Nam, được hy vọng nhiều nhất về phát triển ngành công nghiệp đóng tàu để cạnh tranh với thế giới cũng rơi vào cảnh phá sản buộc chính phủ phải cơ cấu lại, các khu vui chơi giải trí ven biển mọc lên một cách tùy tiện không có quy hoạch và không thực sự phát huy được lợi thế,…

Chính vì vậy, khi thực hiện các chính sách ưu đãi, Chính phủ cần chú ý đến hiệu quả kinh tế của các dự án, lưu ý đến quy hoạch trọng điểm của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương trong phát triển kinh tế biển. Khuyến khích các thành phần kinh tế biển từng bước học hỏi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế biển sau đó từng bước kiên trì theo đuổi và làm chủ các công nghệ để tạo ra được sức mạnh cạnh tranh ở tầm quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần chủ động đầu tư xây dựng các khu kinh tế biển tầm quốc tế, các doanh nghiệp hay tập đoàn khai thác biển có tầm quốc tế, …và tạo được thương hiệu riêng của Việt Nam về phát triển kinh tế biển.

3.3.6. Kinh nghiệm quản lý kinh tế hàng hải

a) Kinh nghiệm quản lý cảng biển

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý cảng biển của một số nước trên thế giới có thể thấy được một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam như sau:

Mô hình quản lý cảng

Có thể thấy sự thành công trong quản lý cảng biển cua Singapore và Trung Quốc một phần ở mô hình quản lý cảng. Mô hình quản lý cảng được coi là khá thành công ở các nước này chính là mô hình chính quyền cảng theo kiểu chủ cảng. Mô hình hoạt động của Chính quyền cảng theo kiểu chủ cảng (Landlord Ports) là mô hình mà trong đó Nhà nước sở hữu, đầu tư xây dựng cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng (luồng hàng hải và hệ thống VTS, đường vào cảng,…). Còn các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng. Đây là mô hình mà Việt Nam đang thư nghiệm ở một số ít các cảng biển. Do đó,

chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng mô hình này vào quản lý cảng biển. Bên cạnh đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các công nghệ hiện đại khác trong việc khai báo, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ cảng khác cũng góp phần quan trọng vào việc tăng sức cạnh tranh của các cảng biển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển cơ sở hạ tầng

Liên cảng (Port-Link): Malaysia là nước có hệ thống cảng phát triển nhanh là nhờ có hệ thống quy hoạch cảng biển hợp lý. Hệ thống các cảng biển của Malaysia đều kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường không và các trung tâm kinh tế lớn. Đây chính là kinh nghiệm nổi bật của Malaysia. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này và dần dần xây dựng hệ thống cảng biển tiêu chuẩn, hiện đại, kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và các trung tâm kinh tế lớn.

Phát triển cơ sở hạ tầng cảng: Kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia và Singapore cho thấy phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hàng đầu, tiên quyết trong xây dụng kinh tế biển. Phát triển hạ tầng cảng trên thế giới được tập trung vào cả phát triển hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng cứng của các cảng là phát triển hệ thống điện, nước, hệ thống cầu cảng, hệ thống bốc dỡ hàng hóa, hệ thống kho bãi hệ thống giao thông ra vào cảng,… Hạ tầng mềm của cảng là hệ thống dịch vụ, đảm nhận chức năng hậu cần, hệ thống quản lý cảng, bốc dỡ hàng hóa, điều phối tàu thuyền ra vào cảng, trung tâm cứu nạn,… Việt Nam đang trong quá trình ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển nên cần phải chú trọng xây dựng cả cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm nhưng tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể xây dựng cùng một lúc hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng cứng trước, cơ sở hạ tầng mềm sau.

b) Kinh nghiệm quản lý ngành tàu biển

Khi nói tới phát triển ngành tàu biển là nói tới hai lĩnh vực, một là đóng tàu, hai là vận tải bằng tàu biển. Công nghiệp đóng tàu của thế giới nhìn chung có một bước phát triển rất nhanh, một số nước đang phát triển như Trung Quốc, cũng đang vươn lên trong ngành này. Năm 2008 công nghiệp đóng tàu đã trở thành niềm hy vọng trở thành “con chim đầu đàn” của công nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nhu cầu về đóng tàu trên thế giới giảm, đặc biệt là việc giảm nhu cầu về tàu siêu trường siêu trọng đã dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt của các công ty đóng tàu không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm rút ra từ bài học về sự sụp đổ của ngành công nghiệp đóng tàu của một số nước trên thế giới và cả của Việt Nam thì:

+ Các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần phải có được các dự báo chính xác về nhu cầu về tàu biển cũng như về vận tải hàng hóa trên thế giới để có được những bước đi thích hợp, để đóng những con tàu đáp ứng được nhu cầu của thế giới cũng như trong nước chứ không phải đóng mới hoặc mua sắm những con tàu siêu trường siêu trọng về để không;

+ Trong thời gian trước mắt, nhu cầu về vận tải bằng tàu biển trên thế giới khó có thể nhanh chóng phục hồi, các doanh nghiệp đóng tàu trong nước cần phải tranh thủ cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên tập trung vào việc đóng các con tàu mà trong nước và thế giới còn thiếu như tàu đánh cá xa bờ, tàu du

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào việt nam (Trang 145 - 197)