6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) cho rằng: "Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trờng nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảch nghệ thuật" [29, 160]. Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng, một trung tâm tổ chức các biến cố chính của cốt truyện, góp phần bộc lộ chủ đề, t tởng của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là một hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật. Vì thế, hai ông đã tạo ra không gian nghệ thuật để xây dựng nhân vật dễ nhận thấy nhất là ở không gian vật thể.
Không gian vật thể trong tác phẩm Nguyên Hồng thờng đậm chất hiện thực. Đó là một không gian chật hẹp thiếu ánh sáng, không gian ngập tràn bóng tối. Nó bủa vây con ngời, dồn nén con ngời vào những địa d chật hẹp, những xó xĩnh của cuộc sống vất vả tất bật. Mở đầu truyện Hai mẹ con, ta bắt gặp ngay một không gian "Xóm chợ đã ngập bóng tối và mùi của rác bẩn, của nớc ao hồ lọc qua sơng khuya, lan ra rất rộng, rất xa…, những cống rãnh ứ bẩn" [8, 129]. Không gian đó nói lên sự ngột ngạt, tối tăm, tù túng của những ngời phụ nữ buôn thúng bán bng. Suốt ngày chỉ quanh quẩn, lúc nhúc trong cái xóm chợ đầy mùi hôi thối đó. Phải chăng, vì thế mà cuộc sống của họ lúc nào cũng ngột ngạt, bế tắc.
Đọc truyện Nhà bố Nấu, ta không đợc hít thở cái không khí trong lành mà luôn có cảm giác ngột ngạt khó thở, chật hẹp, bẩn thỉu. Căn nhà bác Nấu "Một gian nhà lá lụp sụp, thuê tám hào một tháng, là chỗ ở của gia đình bác với những đồ đạc ọp ẹp, lắt nhắt không bao giờ thay đổi. Khói bếp luôn luôn lùa vào đầy nhà khiến bà mẹ khiến bà mẹ bác mỗi khi bế cháu ra sân lại vừa chấm nớc mắt, vừa ho sặc sụa và lại rền rĩ kêu trời. Những ngày hè nung nấu,… Rồi những ngày ma, cống rãnh trong xóm tuy nhiều nhng không có lối thoát, nớc ma ngập lại ở sân, tràn vào nhà, dềnh đến nửa chân giờng là thờng. Bác Nấu gái phải đun bếp ngay trên cánh phản gần đó nổi lềnh bềnh…" [8, 122]. Miêu tả không gian đó, một phần Nguyên Hồng muốn khắc họa nỗi khổ của nhân vật phụ nữ, phần nữa muốn nói lên vẻ hiền từ và chịu đựng. Căn nhà của Vịnh cũng chẳng kém gì "Những bàn ghế, giờng, phản, chõng hàng đã ọp ẹp, những bức vách nứt nẻ loang lổ, những kèo cột xộc xệch, chằng chịt mạng nhện… dới ánh đèn treo vàng cặn, tất cả những vật ấy úp súp, tồi tàn thêm" [8, 120]. Với không gian này, Nguyên Hồng cho chúng ta thấy số phận đau đớn của một cô gái suốt ngày đầu tắt mặt tối vì đủ thứ công việc mà vẫn phải chịu sự đay nghiến của ng- ời mẹ.
Cũng nh Nguyên Hồng, không gian trong truyện ngắn của M. Gorki th- ờng đậm chất hiện thực. Đó là không gian chật chội, ngột ngạt trong Vợ chồng Orlốp, "cái hầm nhà họ ở là một căn phòng lớn, hình bầu dục, tối tăm, trần cuốn vòm… hai cửa sổ trông ra sân, ánh sáng qua cửa sổ, chiếu xuống hầm thành những dải chênh chếch đùng đục. Trong phòng ẩm ớt, âm u không sinh khí" [21, 319]. Còn chỗ ở của Maska (Lenka) lại "trông nh một cái hố rác, và mỗi gang tấc trong cái hố này đều bày ra lồ lộ những cảnh tợng ghê tởm nhất của sự khốn cùng" [21, 525].
Đối với M. Gorki, một nét đặc sắc trong sáng tác của ông đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bút pháp lãng mạn và hiện thực, chính điều này chi phối cách nhìn, cách miêu tả của ông. Nếu nh Nguyên Hồng tạo ra một không gian đậm chất hiện thực thì không gian nghệ thuật của M. Gorki vừa đậm chất hiện thực vừa giàu chất lãng mạn, đặc biệt ông tô đậm và gây ấn tợng bằng cái không gian giàu chất lãng mạn. Bởi vậy, M. Gorki thờng để cho nhân vật của mình trong một không gian rộng lớn bao la: Những biển cả mênh mông, những tia nắng chói rực và cả những cơn giông bão dữ dội. Trong truyện ngắn Manva,
hình ảnh biển cời mở đầu cho câu chuyện, tiếp đến là những đoạn văn miêu tả về cảnh đẹp, trong sáng, khoáng đảng nên thơ và rất tình tứ của gió, sóng, ánh sáng, âm thanh… giữa biển trời. Giữa không gian này tác giả cho xuất hiện cô Manva xinh đẹp khoẻ mạnh và yêu đời càng gây ấn tợng cho ngời đọc. "Cả con ngời chị vẫn tròn trĩnh, mềm mại và tơi tắn" [21, 268] và "chị cời khanh khách, ngực chị sẽ rung lên nom mê hồn, chị sẽ ôm lấy anh trong đôi tay mềm mại và hôn lấy hôn để, sẽ cất cái giọng lanh lảnh làm cho những con hải âu phải hoảng sợ, kể cho anh nghe những tin tức ở đấy, trên đất liền" [21, 266]. Tuy nhiên, nếu kết thúc truyện là hình ảnh cô Manva khoẻ mạnh, xinh đẹp, kiêu hãnh và sáng rực lên giữa biển trời bao la, hùng vĩ và đẹp đến mê hồn thì truyện ngắn không còn đậm chất hiện thực nữa mà nghiêng hẳn về khuynh hớng lãng mạn. Trong truyện ngắn là sự đan xen giữa hai bút pháp, vừa để thấy đợc hiện thực của
truyện vẫn rõ nét ở phần kết thúc. Sau khi rời bỏ làng quê ngột ngạt, tăm tối đến bờ biển để tìm cuộc sống tự do hạnh phúc nhng sau một thời gian vùng vẫy, cuối cùng vẫn thấy bế tắc tuyệt vọng của cuộc đời.