Tình huống truyện

Một phần của tài liệu Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của m gorki và nguyễn hồng (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Tình huống truyện

Tình huống truyện đợc hiểu một cách chung nhất là những hoàn cảnh cụ thể để bộc lộ tính cách. Vấn đề ở đây là nhà văn xây dựng tình huống truyện nh thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Tập truyện ngắn viết về nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng và M. Gorki cho chúng ta thấy hai cách xây dựng tình huống khác nhau.

Mỗi nhà văn có một phong cách khác nhau, đặt nhân vật vào hoàn cảnh khốc liệt là thủ pháp quen thuộc của nhà văn hiện thực. Nhng không có nhà văn hiện thực nào đặt nhân vật vào những tình huống thử thách khốc liệt nh Nguyên Hồng. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng luôn luôn phải ra sức chống đỡ hoàn cảnh khốc liệt của cuộc sống, hết khó khăn này đến khó khăn khác, d- ờng nh Nguyên Hồng có ý phải tấp thật nhiều khó khăn lên vai nhân vật của mình. Chính vì vậy, ta có cảm tởng nh nhân vật của ông sinh ra là để chịu nạn, hết nạn này đến nạn khác. Trong truyện ngắn Đây, bóng tối khi Nguyên Hồng tạo ra tình huống ngời chồng bị mù- tình huống bất hạnh và bi đát, chính là lúc nhà văn nói đợc thỏa thê tình thơng của mình với nhân vật và khẳng định chắc chắn thiện căn bền vững của nhân vật. Đó chính là Mũn, trên đôi vai gầy của Mũn gánh nặng gia đình càng nặng hơn. Nhng ngời phụ nữ này vẫn luôn tự vơn lên, bơn chải trong cuộc sống đem lại tiếng cời, tình thơng cho ngời thân ruột thịt của mình.

Hay tình cảm của Quyến đối với ngời chồng càng đợc tôn trọng khi đặt trong "cảnh khốn cùng": chồng ốm yếu, con chết, cảnh làm ăn túng bấn. Đã có lúc Quyến chua xót vì sự truỵ lạc của đời chồng và đời mình. Quyến tủi thân và hết sức thèm muốn sự êm đềm đã mất, mất hẳn không phơng cứu vớt. Và nàng đã có sự rung động với anh chân sào trẻ tuổi. Nhng chính trong hoàn cảnh đó, Quyến đã vơn dậy, đứng vững bằng tình thơng yêu của những ngời cùng cảnh. Chính vì vậy vẻ đẹp của nàng càng tỏa sáng. Mẹ Tâm (Lớp học lẩn lút) rơi vào tình cảnh chồng mất sớm, ba con còn nhỏ, phải chịu sự bêu diếu của nhà chồng. Nhng trong hoàn cảnh này, bà đành dắt ba con đi nơi khác làm ăn. Vợt qua mọi

khó khăn, gian khổ, bà đã nuôi con ăn học thành ngời. Đó là vẻ đẹp, sự hy sinh cao cả của ngời mẹ Việt Nam.

M. Gorki thuyết phục chúng ta bằng những tình huống truyện độc đáo, đầy kịch tính. Trong truyện ngắn Một ngày thu năm ấy, M.Gorki đã xây dựng đợc một tình huống truyện khá độc đáo. Sau khi bới tìm đợc những mẫu bánh mì rơi vãi trong một cái quán ăn, trời bỗng đổ ma, nhân vật tôi và cô gái điếm Natasa phải trú ẩn trong một chiếc thuyền hỏng úp vào gốc cây trên bờ sông suốt trong đêm thu lạnh giá. Tình thơng ngời vô t trong sáng nh một mảnh vỡ tâm hồn còn sót lại của cô gái điếm Natasa đã ngời sáng lên trong tình huống đặc biệt ấy. Trong truyện ngắn Một con ngời ra đời, M. Gorki đã tạo ra một tình huống hết sức độc đáo. Ngời mẹ trên con đờng đi kiếm ăn đã đẻ rơi đứa con trên thảm lá vàng rực đầy màu sắc lãng mạn.

Xây dựng tình huống độc đáo, đa dạng để bộc tính cách nhân vật là một đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn M. Gorki.

Một phần của tài liệu Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của m gorki và nguyễn hồng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w