Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 76 - 86)

V. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

3.5.3. Đánh giá định lượng

Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi tiến hành cho 2 lớp ĐC và TN làm một bài kiểm tra cuối chương dưới dạng "Phiếu điều tra quan niệm của HS sau khi học chương Động lực học chất điểm vật lí 10 nâng cao" với nội dung phù hợp yêu cầu của chương trình (xem phụ lục 1c trang 9- 13, 2c trang 23 - 26)

Bài kiểm tra gồm 30 câu TNKQ, thời gian làm bài 60 phút.

Để đảm bảo khách quan kết quả TNSP chúng tôi đã sử dụng phần mềm trộn đề trắc nghiệm EMP.

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học.

- Thống kê số điểm.

- Thống kê số % HS đạt điểm Xi (tần suất).

- Thống kê số % HS đạt điểm từ điểm Xi trở xuống (tần suất lũy tích).

- Tính các tham số thống kê: X , S2,S, m, V theo các công thức: + Số trung bình cộng: i 1 X 1 ∑ = = n i i f n X (với fi: số HS đạt điểm Xi

, còn Xi là điểm số và n là số HS tham gia bài kiểm tra)

+ Phương sai: 1 ) ( 2 2 − − =∑ n X X f S i i + Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 − − = ∑ n X X f S i i

+ Sai số tiêu chuẩn:

n S

m= cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , giá trị S càng bé càng chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

+ Hệ số biến thiên:

XS S

V = 100%. V: cho biết mức độ phân tán của số liệu. V: cho biết mức độ phân tán của số liệu.

Sau đây chúng tôi trình bày chi tiết việc xử lý kết quả

Tần số (n1= 45) Tần suất Tần suất lũy tích Tần số (n2= 45) Tần suất Tần suất lũy tích 3,3 0 0 0 1 2,22 2,22 3,7 1 2,22 2,22 1 2,22 4,44 4 1 2,22 4,44 2 4,44 8,89 4,3 0 0 4,44 1 2,22 11,11 4,7 1 2,22 6,67 1 2,22 13,33 5 2 4,44 11,11 6 13,33 26,67 5,3 2 4,44 15,56 8 17,80 44,44 5,7 2 4,44 20,00 5 11,11 55,55 6 7 15,57 35,56 4 8,90 64,44 6,3 5 11,11 46,67 3 6,68 71,11 6,7 7 15,57 62,22 2 4,44 75,56 7 4 8,90 71,11 2 4,44 80,00 7,3 3 6,68 77,78 1 2,22 82,22 7,7 2 4,44 82,22 2 4,44 86,67 8 2 4,44 86,67 1 2,22 88,89 8,3 1 2,22 88,89 2 4,44 93,33 8,7 1 2,22 91,11 1 2,22 95,55 9 2 4,44 95,56 1 2,22 97,78 9,3 0 0 95,56 0 0 97,78 9,7 1 2,22 97,78 1 2,22 100 10 1 2,22 100 0 0 100 * Các thông số toán học:

+ Điểm trung bình kiểm tra: i

1 ( X ) 6,68 ( X ) 6,68 45 TN i TN X = ∑ f = i 1 ( X ) 6, 00 45 DC i DC X = ∑ f = + Phương sai: 2 2 1 ( ) 1,82 1 i i TN TN f X X S n − = = − ∑ 2 2 2 ( ) 2,18 1 i i DC DC f X X S n − = = − ∑ + Độ lệch chuẩn: STN = STN2 = 1,68 1,3= 2 2,18 1, 48 DC DC S = S = =

TN 6,68X X DC DC 1, 48 100% 100% 24,67% 6 DC S V X = × = × =

+ Sai số tiêu chuẩn: TN 1 0,029 TN S m n = = DC 2 0,033 DC S m n = = Bảng 3.2. Bảng tham số thống kê Nhóm Số HS X S2 S V(%) X =X +m TN 45 6,68 1,82 1,3 19,46 6,68±0,02 9 ĐC 45 6 2,18 1,48 24,67 6±0,033

Từ bảng phân phối tần suất, tần suất luỹ tích ta có các đồ thị sau:

Dựa vào những tham số đã tính toán ở trên, đặc biệt từ bảng tham số thống kê (Bảng 3.2), đồ thị phân phối tần suất và phân phối luỹ tích có thể rút ra nhận xét:

- Điểm trung bình của bài kiểm tra của học sinh ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với học sinh ở nhóm đối chứng.

- Hệ số biến thiên ở lớp thực nhgiệm nhỏ hơn lớp đối chứng, chứng tỏ mức độ phân tán ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.

- Đường luỹ tích ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải và về phía dưới đường luỹ tích lớp đối chứng.

Như vậy, từ các nhận xét trên chúng ta thấy phương pháp giảng dạy ở lớp thực nghiệm hiệu quả hơn phương pháp giảng dạy ở lớp đối chứng. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể một phần ngẫu nhiên vì vậy để có độ tin cậy cao hơn chúng ta cần phải kiểm định thống kê.

* Kiểm định thống kê

- Giả thuyết H0: XTN = X ĐC giả thuyết thống kê (kết quả ở trên là ngẫu nhiên)

- Giả thuyết H1: XTN>X ĐC đối giả thuyết thống kê.

- Để tiến hành kiểm định, chúng tôi tính đại lượng kiểm định t. Giá trị đại lượng kiểm định t được tính theo công thức:

DC DC TN TN n S n S2 2 + = Với XTN =6,68; XDC =6; STN =1,3; SDC =1, 48; nTN = =n1 45;nDC =n2 =45

Thay các giá trị vào hai công thức trên, ta tính được t = 2,28. Như vậy, đại lượng kiểm định qua thực nghiệm là t = 2,28.

Chọn mức ý nghĩa α = 0,05, tra bảng Student (dạng II) ứng với giá trị N = 45 + 45 - 2 = 88 thì ở cột N= 63 - 175 ta tìm được tα= 2,0 (P = 0,95). So sánh với kết quả tính toán qua thực nghiệm ta thấy: t > tα, nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết đối với H1. Như vậy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận tiến trình dạy học vận dụng LTKT đối với một số kiến thức chương "Động lực học chất điểm" đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học thông thường.

Kết luận chương 3

1. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, mẫu thực nghiệm tuy còn nhỏ nhưng dựa trên kết quả TNSP và bằng quan sát, phân tích hoạt động của thầy và trò theo các tiến trình dạy học đã biên soạn, chúng tôi nhận thấy việc dạy học dựa vào LTKT mang lại một số kết quả sau:

HS có khả năng thích ứng với việc sử dụng PPDH theo LTKT trong dạy học một số bài chương "Động lực học chất điểm" lớp 10 nâng cao. Tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em.Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo LTKT đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập, góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay.

DHKT tạo điều kiện để HS bộc lộ quan niệm của mình (chủ yếu là quan niệm sai). trên cơ sở đó HS khắc phục quan niệm sai và kiến tạo kiến thức khoa học cho bản thân.

2. Điều kiện tổ chức dạy học theo LTKT

Về nội dung bài học: Nên chọn những bài học có nội dung gần gũi

những bộ TN phù hợp với nội dung bài học. Tuy nhiên TN càng đơn giản, dễ thực hiện khôngg mất nhiều tghời gian.

Trình độ giáo viên: GV phải có năng lực chuyên môn và năng lực sư

phạm vững vàng. Tổ chức, định hướng cho HS hoạt động, tạo ra môi trường học tập thân thiện giúp HS tự tin bộc lộ quan niệm của bản thân.

Thái độ học sinh: HS phải chủ động, tích cực và có tinh thần hợp

tác. Vì nhiều HS còn ngại chưa nói ra quan niệm của mình, nó chính là trở ngại của quá trình dạy học,

Cách tổ chức: Nên tổ chức HS hoạt động theo nhóm (lớp học không

qua đông, bàn ghế dễ sắp xếp).

Tuy nhiên, vì không có điều kiện chúng tôi chỉ điều tra quan niệm của một số lượng HS nhất định, đồng thời còn một số ít HS chưa trung thực trong quá trình điều tra. Để kết quả điều tra khách quan, chính xác hơn nữa, chúng tôi nghĩ nên điều tra trên phạm vi rộng với số lượng HS lớn hơn, thời gian điều tra dài hơn có thể từ một đến hai năm để xem các quan niệm đó có tính phổ biến và bền vững như thế nào; đồng thời hạn chế HS trao đổi trong quá trình điều tra bằng các phần mềm trộn đề trắc nghiệm. Sau khi có các quan niệm sai, GV phải đưa ra các tình huống, câu hỏi khoa học làm HS bộc lộ quan niệm sai, tuy nhiên có một số HS dựa vào SGK sẽ đưa ra câu trả lời đúng nên tránh trường hợp này, GV và HS quy ước với nhau chỉ tham khảo SGK khi GV yêu cầu. trong quá trình hoạt động nhóm một số HS dưa vào bạn nên GV cần phân công nhiệm vụ rõ ràng và thường xuyên quan sát, điều chỉnh hoạt động của các nhóm.

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài "Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương "Động lực học chất điểm" Vật lý 10 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo" chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận tổ chức dạy học theo LTKT. Chỉ ra được những khó khăn gặp phải khi dạy học chương "Động lực học chất điểm" Vật lý 10 nâng cao và đã phân tích để thấy rõ sự hợp lý của việc vận dụng DHKT nhằm giải quyết những khó khăn trên.

Chúng tôi đã tìm hiểu được thực trạng dạy học tổ chức dạy học chương "Động lực học chất điểm" Vật lý 10 nâng cao và nêu ra một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó.

Điều tra quan niệm riêng của HS trước và sau khi học chương "Động lực học chất điểm" Vật lý 10 nâng cao. Từ đó chúng tôi thấy vận dụng LTKT vào dạy học một số kiến thức trong chương là hợp lý.

Đề xuất và thiết kế, thực hiện 9 thí nghiệm và chuẩn bị một số phương tiện dạy học trực quan khác (mô phỏng vật lý, ảnh tĩnh...) nhằm nâng cao hiệu quả của việc DHKT.

Trên cơ sở lý luận chúng tôi đã thiết kế 3 tiến trình dạy học thuộc chương "Động lực học chất điểm" Vật lý 10 nâng cao một số kiến thức theo LTKT. Sau đó tiến hành thực nghiệm trên lớp 10A7 trường THPT Đông SơnI

Qua kết quả thực nghiệm bước đầu chúng tôi nhận thấy:

+ Học sinh hứng thú tích cực tham gia bài học, tạo ra được môi trường học tập thân thiện, HS thực sự là trung tâm của hoạt động dạy học.

+ Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. HS nắm vững kiến thức cao hơn, đã loại bỏ được nhiều quan niệm sai và xây dựng quan niệm khoa học cho bản thân.

Điều đó khẳng định giả thuyết khoa học, tiến trình dạy học là phù hợp, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết. DHKT ở môn vật lý THPT vận dụng PPTN đem lại nhiều lợi ích cho HS, HS được hoạt động nhiều hơn, tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào việc nêu giả thuyết và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra. Từ đó năng lực thực hành, nắng lực giải quyết vấn đề phát triển góp phần cho HS phương pháp nhận thức vật lý- PPTN. Vì vậy kiến thức HS kiến tạo được sâu sắc, vững chắc hơn.

Để việc tổ chức dạy học theo LTKT đạt hiệu quả cao GV cần chuẩn bị tốt cơ sở lý luận về nó. Từ đó rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, chọn nội dung,... để thiết kế tiến trình dạy học phù hợp nhất.

Phải nâng cao cơ sở vật chất như: phương tiện nghe nhìn, các bộ TN phải đầy đủ, dễ làm và có độ chính xác cao, bàn ghế phải được thuận lợi cho việc dạy học nhóm.

Số lượng HS trong mỗi lớp không quá đông để phù hợp việc trao đổi giữ GV và HS, HS và HS.

Tuy nhiên không PPDH nào là vạn năng , để đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học cần phải hối hợp khéo léo các PPDH.

[1]. Văn kiện Đại hội Đảng. [2]. Luật giáo dục (2005).

[3]. Dương Bạch Dương (2002), Nghiên cứu phương pháp dạy học một

ssố khái niệm, định luật trong chương trình Vật lý 10 THPT theo quan điểm kiến tạo, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam.

[4]. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý dạy học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. [5]. Êpixôp B. P. (1971), Những cơ sở của lí luận dạy học, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

[6]. Cao Thị Hà (2006), Dạy học một số chủ đề hình học không gian lớp

11 theo quan điểm kiến tạo, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.

[7]. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Văn Hồng, Đỗ Long, Nguyễn Quang Uẩn, Đặng Xuân Hoài (1996), Tuyển tập tâm lí học

J.Piaget, Nxb Giáo Dục, Hà nội.

[8]. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học Vưgôtxki, Nxb Giáo dục, Hà nội. [9]. Nguyễn Thanh Hải (2006), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lý

10, Nxb Giáo dục.

[10]. Nguyễn Thanh Hải (2006), Đề kiểm tra trắc nghiệm Vật lý 10 nâng

cao, Nxb Giáo dục.

[11]. Bùi Quang Hân (2006), Giải toán và trắc nghiệm Vật lý 10 nâng

cao, Nxb Giáo dục.

[12]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (2006), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục.

[13]. M.E.TUNCHINXKI (Hà Quang Trực biên tập) (1974), Những bài toán nghịch lý và ngụy biện vui về Vật lý, Nxb giáo dục Hà Nội. [14]. Nguyễn Quang Lạc (2007), Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong đổi mới

pháp dạy học vật lý, bài giảng dành cho học viên cao học, Đại học

Vinh.

[16]. Lê Văn Long (2010), Vận dụng lý thuyết kiến tạo dạy học một số kiến thức chương Từ trường Vật lý 11 nâng cao THPT, Luận văn Thạc sĩ.

[17]. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà nội.

[18]. Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[19]. Phạm Thị Phú (2007), Chuyển hóa phương pháp nhận thức Vật lý

thành phương pháp dạy học Vật lý, bài giảng dành cho học viên cao

học, Đại học Vinh.

[20]. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước (2000), Bài giảng lôgic trong

dạy học Vật lý, Đại học Vinh.

[21]. Phan Thị Quý (2008), Nghiên cứu dạy học chương Động lực học

chất điểm Vật lý 10 nâng cao theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

[22]. Nguyễn Trọng Sửu (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Vật lý lớp 10,Nxb Giáo dục Việt Nam.

[23]. Phạm Hữu Tòng, Thiết kế dạy học vật lý theo hướng phát triển năng

lực nhận thức tự lực cho học sinh, Nxb GD 1998.

[24]. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi

mới, Nxb Giáo dục.

[25]. Phạm Quý Tư (chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Vật lý 10 Nâng

cao, Nxb Giáo dục.

[26]. Phạm Quý Tư (chủ biên) (2006), Sách giáo viên Vật lý 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục.

[27]. Lương Việt Thái (2004), Vận dụng tư tưởng của lý thuyết kiến tạo

trong dạy học Vật lý ở trường THCS, Tạp chí giáo dục, số 83, tr.36-

học chương "cân bằng và chuyển động của vật rắn" vật lý 10 THPT ban Có bản, Luận văn Thạc sĩ, TP Hồ Chí Minh.

[29]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1998), Giáo trình tổ chức

hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lý, Nxb ĐHSP -

ĐHQG HN.

[30]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Văn Quế (2002),

Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà

Nội.

[31]. Nguyễn Đình Thước (2008), Phát triển tư duy của học sinh trong

dạy học Vật lý, tài liệu dành cho học viên cao học, Đại học Vinh.

[32]. http://vatly.hnue.edu.vn [33]. www.thuvienvatly.com

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w