Dạy học kiến tạo về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ và đặc điểm của lực ma sát trượt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 61 - 63)

II. Ý tưởng sư phạm

2.6.3.Dạy học kiến tạo về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ và đặc điểm của lực ma sát trượt

điểm của lực ma sát trượt

Bài 20: Lực ma sát I. Mục tiêu

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức * Kiến thức

- Nêu được đặc điểm ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn.

- Viết được công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt.

* Kỹ năng

- Có kỹ năng phân tích để nắm được mục đích, lắp ráp, tiến hành TN. - Biết vận dụng kiến thức về lực ma sát giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

- Biết vận dụng các công thức về lực ma sát để giải một số bài tập vật lý cụ thể.

* Thái độ

- Tích cực, hứng thú học tập môn Vật lý, cố lòng yêu thích khoa học. - Khách quan, trung thực.

- Có ý thức nỗ lực phấn đấu, tinh thần hợp tác trong học tập. 2. Mục tiêu nâng cao theo quan điểm DHKT

* Về kiến thức

Mục tiêu DHKT là giúp HS phá bỏ quan niệm sai, xây dựng quan niệm khoa học cho bản thân. Cụ thể

xuất hiện của lực ma sát nghỉ (lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng vào vật mà ngoai lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát chứ không phải lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật cân bằng tại một vị trí).

- Bỏ quan niệm sai và xây dựng quan niệm khoa học cho HS về đặc điểm của lực ma sát trượt (lực ma sát trượt không phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc chứ không phải lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc)

* Về kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng thu nhận, truyền đạt, xử lý thông tin và đề xuất phương án thí nghiệm, làm TN và hợp tác với bạn học và với GV.

- Bồi dưỡng cho HS năng lực dự đoán, đề xuất giả thuyết có thể kiểm tra được.

- Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS.

- Bồi dưỡng năng lực đánh, tự đánh giá, phê và tự phê. * Về thái độ

- Có ý thức sẵn sàng tình bày, áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình vào các hoạt động học tập trong lớp học.

- Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm của HS.

- Tăng cường sự tự tin cho HS.

II. Ý tưởng sư phạm

Ở THCS các em HS đã được học về động lực học chủ yếu ở mức độ định tính và bản thân HS cũng đă có những quan niệm nhất định từ thực tế quan sát cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên qua điều tra chúng tôi nhận thấy do kiến thức đã học chưa đầy đủ và các quan niệm sẵn có của HS đa số là quan niệm sai so với quan niệm khoa học. Cụ thể:

* Về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ

Nhiều HS quan niệm khác nhau về lực ma sát nghỉ.

- Quan niệm cho rằng lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật cân bằng tại một vị trí (80%).

- Quan niệm cho rằng lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng vào vật mà ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát(20%).

Nhiều HS quan niệm khác nhau về lực ma sát trượt.

- Quan niệm cho rằng lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc(83,3%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan niệm cho rằng lực ma sát trượt không phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc(16,7%).

Để thực hiện dạy học kiến tạo một số kiến thức trên, GV tổ chức cho HS thảo luận, tổ chức phương án kiểm tra giả thuyết trên. Nếu có thể cho HS thực hiện TN kiểm tra hoặc định hướng cho HS làm TN mà GV đã chuẩn bị, cho HS quan sát hình ảnh, mô phỏng ... từ đó HS sẽ nhận ra quan niệm sai và xây dựng quan niệm khoa học cho bản thân.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

* Điều tra quan niệm riêng của HS (theo mục 2.4).

* Dựa trên việc phân tích phiếu điều tra xây dựng phương án DHKT. - Kiến thức thông báo, giải thích: Phương, chiều, độ lớn của lực ma sát nghỉ; của lực ma sát trượt; của lực ma sát lăn. Vai trò của lực ma sát trong đời sống.

- Kiến thức kiến tạo: Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, đặc điểm của lực ma sát trượt.

* Các thiết bị dạy học trực quan.

- Thí nghiệm: TN7, TN8a , TN8b, TN9 (Trang 40-41). - Mô phỏng vật lý: 13 - 19 (Phụ lục 4 trang 32).

- Một số vòng bi.

* Các phiếu học tập (Phụ lục 3c trang 30). 2. Học sinh:

Tìm hiểu về lực ma sát và vai trò của lực ma sát trong đời sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 61 - 63)