Điều kiện tự nhiên huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 32 - 38)

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở tọa độ 105,30 – 105,450 Kinh Đông, 18,20 – 19,500 Vĩ Bắc. Địa bàn huyện trải

dài theo hướng Bắc – Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển Đông.

Với vị trí địa lý như vậy, Diễn Châu có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong cơ chế thị trường

1.4.1.2. Đặc điểm địa hình

Diễn Châu trước đây là một vùng vịnh nằm trong sự kiến tạo tân sinh và bồi đắp của tự nhiên. Cho đến ngày nay, địa hình của huyện Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình: Vùng đồi núi, đồng bằng và đất cát ven biển

• Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:

- Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200 – 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150m, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc dưới 150m.

- Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài, có độ cao từ 80m – 150m.Do địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng bị bạc màu. Khu vực xã Diễn Lâm có dải đồi thấp với độ cao 20 – 80m.

Nhìn chung, đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục hồi và phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Khu vực này thiếu đất thích hợp cho trồng lạc đã ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích trồng lạc của huyện.

• Vùng đồng bằng: Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 – 3,5m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng từ 0,5 – 1,7m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

Khu vực này cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất lạc bởi lẽ, đây là khu vực sẽ dễ bị ngập úng khi mưa to và kéo dài, ...

• Vùng đất cát ven biển: Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến Đền Cuông (Diễn Trung), độ cao địa hình của vùng từ 1,8 – 3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn. Tuy nhiên, đây lại là vùng phát triển trồng màu lớn của huyện, đặc biệt là sản xuất lạc, diện tích và sản lượng lạc của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực này, do đặc điểm địa hình và đất đai của địa bàn mà cây lạc được nông dân sản xuất như là cây trồng chính cho hiệu quả kinh tế cao. Lạc không những chỉ được trồng một vụ chính (vụ Xuân), mà còn được tăng vụ (vụ Thu – Đông), góp phần tăng diện tích trồng lạc và sản lượng lạc hằng năm của huyện.

1.4.1.3. Điều kiện khí hậu – thủy văn

* Chế độ nhiệt:

Diễn Châu nằm trong khu vực nhiệt đới, quanh năm có gió mùa, nhận được nguồn năng lượng rất lớn từ mặt trời. Cân bằng bức xạ quanh năm đạt đến 75kcalo/cm2/năm. Mùa hè có tháng đến 200 giờ nắng, mùa đông kém 70 giờ. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao(>80%), nhiệt độ bình quân trong năm từ 22 – 250C. Đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhiều nơi không có, nhất là các vùng nằm ở vĩ độ cao hơn và là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Khí hậu Diễn Châu hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 5 – tháng 10 dương lịch, nhiệt độ trung bình là 300C, mùa này có các đợt gió Tây Nam khô nóng thổi về mang ẩm độ không khí thấp, nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của lạc.

Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch, mùa này xuất hiện các đợt gió Đông Bắc, kèm theo mưa phùn, tuy lượng mưa không đáng kể nhưng trời nhiều mây, nhiều sương mù. Mùa này sâu bệnh gây hại dễ phát sinh làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lạc.

* Chế độ mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:

- Lượng mưa ở Diễn Châu khá cao trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mùa mưa nhiều chiếm tới 80 – 90% tổng lượng mưa cả năm. thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10 – 20 % lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân đất cao, gây thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lạc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và chủ yếu tập trung vào các tháng 8,9,10, lượng mưa có lúc đạt tới 2.500 – 2.800 mm dễ gây ngập úng những nơi trũng thấp. Vào thời kỳ này cây trồng vụ Hè Thu vào giai đoạn thu hoạch và gieo trồng vụ thu đông, nếu mưa nhiều gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp.

- Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 – 2 lần, gây khô hạn trong vụ Đông Xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió Tây Nam khô nóng, gây hạn trong vụ Xuân Hè.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%)

* Chế độ gió, bão:

Địa bàn huyện Diễn Châu chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió mùa

Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 đến đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 – 15 ngày

Diễn Châu cũng là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân mỗi năm có 1 - 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng. Đối với vùng đất cát ven biển sự xâm nhập của triều cường đã làm nhiễm mặn đất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn cho vùng đất cát ven biển sản xuất lạc.

1.4.3.4. Sông ngòi – kênh rạch

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày, gồm sông Bùng, kênh Vách Bắc, kênh Vách Nam, kênh Nhà Lê,… Hệ thống sông ngòi có nước quanh năm chảy qua các vùng nhưng thường uốn khúc và ngắn, nước thường tập trung nhanh khi có mưa nhưng thoát chậm, dễ gây ngập úng cho các khu vực thấp trũng ven sông. Chế độ nước của các sông phụ thuộc lượng mưa hàng năm, mùa mưa, nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông, ảnh hưởng sản xuất. Vào mùa khô, nước các sông xuống thấp, gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông. Do phần lớn các sông chảy qua địa hình cao và dốc, tốc độ dòng chảy mạnh nên khả năng tích nước kém. Do đó, hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nguồn nước mặt cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và nước dùng trong sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của huyện lại khá dồi dào, mức độ nông hay sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa. Thường vùng đồng bằng và ven biển có mức nước ngầm nông, vùng đồi núi mức nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, khu vực ven biển về mùa khô cũng thường bị nhiễm mặn do thủy triều lên.

Tổng diện tích tự nhiên huyện Diễn Châu 30.492,36 ha (Niên giám thống kê 2010) và được sử dụng theo cơ cấu như sau:

- Đất nông nghiệp: 23.442,68 ha (chiếm 76,88% tổng diện tích đất tự nhiên); đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích sản xuất của ngành nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: 6.579,75 ha (chiếm 21,58% diện tích tự nhiên) - Đất chưa sử dụng: 469,93 ha (chiếm 1,54% diện tích đất tự nhiên)

Về cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng trong huyện khá phong phú, các loại cây hoa màu được phát triển mạnh như khoai lang, ngô, vừng,… Đặc biệt là cây lạc đã trở thành cây chủ lực được trồng rộng rãi trong huyện và được thể hiện như sau:

Vụ Đông xuân 2009:

- Cây lúa: Diện tích 9.025 ha, năng suất 68,30 tạ/ha, sản lượng 61.638 tấn. Trong đó lúa lai chiếm 7.807 ha, năng sất đạt 69,89 tạ/ha, sản lượng đạt 54.560 tấn.

So với vụ Đông xuân 2007-2008 diện tích tăng 411 ha, năng suất tăng 5,23 tạ/ha, sản lượng tăng 7.306 tấn.

- Cây ngô: Diện tích 5.070 ha, năng suất 31,93 tạ/ha, sản lượng 16.191 tấn.

So với vụ Đông xuân 2007-2008 diện tích tăng 35 ha, năng suất giảm 13,99 tạ/ha, sản lượng giảm 6.660 tấn.

- Cây lạc: Diện tích 3.677 ha, năng suất 25,09 tạ/ha, sản lượng 9.224 tấn.

So với vụ Đông xuân 2007 - 2008 diện tích giảm 552 ha, năng suất tăng 0,69 tạ/ha, sản lượng giảm 1.094 tấn.

- Cây rau các loại: Diện tích 915 ha, năng suất 96,16 tạ/ha, sản lượng 8.799 tấn.

- Cây khoai lang: Diện tích 866 ha, năng suất 57,74 tạ/ha, sản lượng 5.000 tấn.

Vụ Hè thu - Mùa 2009:

- Cây lúa: Tổng diện tích đã gieo cấy trong vụ Hè thu: 9.080 ha, năng suất 48,16 tạ/ha, sản lượng 43.730 tấn

- Cây ngô: Tổng diện tích gieo đạt 456,5 ha, năng suất dự kiến đạt 40,0 tạ/ha, sản lượng 1.826 tấn.

- Cây vừng: Tổng diện tích gieo trồng đạt 2.393,1 ha, năng suất dự kiến đạt 7,4 tạ/ha, sản lượng 1.770,9 tấn.

- Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng đạt 109,8 ha, năng suất dự kiến đạt 18,0 tạ/ha, sản lượng 197,6 tấn.

- Rau các loại: Tổng diện tích gieo trồng đạt 728,9 ha, năng suất dự kiến đạt 145,0 tạ/ha, sản lượng 10.569,1 tấn.

- Đậu các loại: Tổng diện tích gieo trồng đạt 96,9 ha, năng suất dự kiến đạt 11,0 tạ/ha, sản lượng 106,6 tấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w