Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 55 - 56)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.1.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc

Cơ sở vật chất để tạo nên năng suất cao là sản phẩm khô tích lũy được trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên, đối với năng suất kinh tế, việc tích lũy chất khô của cây trồng phải có giới hạn nhất định. Lượng chất khô do thân lá tạo ra quá thấp hay quá cao đều làm giảm năng suất kinh tế.

Khả năng tích lũy chất khô là thước đo để đánh giá tình hình tăng trưởng và phát triển của mỗi giống trong điều kiện cụ thể. Để có cơ sở chứng minh cho điều này, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích khả năng tích lũy chất khô theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Kết quả đánh giá khả năng tích lũy chất khô của các giống được ghi lại ở bảng 3.4.

Qua bảng 3.4 cho thấy, khả năng tích lũy chất khô của các giống chênh lệch nhau không đáng kể trong cùng một giai đoạn nhưng có sự thay đổi nhiều qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển.

- Ở giai đoạn ra hoa rộ, lượng chất khô của các giống dao động từ 6,30 – 7,90 gam/cây. Giống L26 và L23 đạt lượng chất khô cao hơn các giống khác và đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.

Bảng 3.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An

ĐVT: gam/cây

Giống Thời kỳ theo dõi

Ra hoa rộ Hình thành quả - hạt Thu hoạch

Sen lai NA (đ/c) 6,37a 26,32a 30,43a

L26 7,90c 30,66b 37,18b

L23 7,29b 30,25b 35,68b

TB25 6,30a 25,77a 31,65a

L14 6,51a 27,63a 31,59a

L17 6,38a 27,35a 31,75a

CV% 2,10 4,90 4,50

LSĐ 0,26 2,48 2,73

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

- Ở giai đoạn hình thành quả hạt và thu hoạch lượng chất khô giữa các giống thể hiện rõ hơn. Trong đó, giống có khối lượng chất khô ở thời kỳ thu hoạch đạt cao nhất là L26 và L23 (tương ứng 37,18 và 35,68 gam/cây), cao hơn giống đối chứng Sen lai NA (30,43 gam/cây) và các giống khác ở mức ý nghĩa 0,05.

Như vậy, qua các giai đoạn theo dõi, các giống trong thí nghiệm đã phân ra 2 nhóm tích lũy chất khô khác nhau: Nhóm 1 gồm các giống L26 và L23; nhóm 2 gồm: các giống Sen lai NA (đ/c), TB25, L14, L17. Nhóm 1 luôn có lượng chất khô tích lũy được qua các giai đoạn cao hơn nhóm 2 ở mức ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w