- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,
3.1.5. Mức độ nhiễm bệnh hại của các giống lạc
Khí hậu nóng ẩm ở nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Các bệnh như gỉ sắt và đốm lá chủ yếu gây hại làm rụng lá lạc ở thời kỳ quả và chắc đến thu hoạch, nên bệnh có thể làm giảm năng suất đến 50% [20]. Vì vậy,
một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với các nhà chọn tạo giống lạc là làm thế nào đồng thời vừa chọn tạo được giống có năng suất cao nhưng phải kết hợp được những đặc tính chống chịu sâu bệnh hại của giống. Các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt sẽ góp phần ổn định năng suất của cây trồng ngay cả trong trường hợp gặp điều kiện môi trường bất thuận.
Bảng 3.5. Tình hình nhiễm bệnh hại của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An
Giống Gỉ sắt (1-9) Đốm nâu (1- 9) Đốm đen (1-9) Thối quả (%) Sen lai NA (đ/c) 4,0 5,0 3,0 1,7 L26 4,0 4,0 4,0 1,8 L23 4,0 4,0 3,0 1,7 TB25 5,0 4,0 3,0 1,8 L14 5,0 5,0 3,0 2,3 L17 5,0 5,0 5,0 3,5
Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05
Từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng đều gắn liền với một số sâu bệnh hại nhất định. Bệnh gỉ sắt và đốm lá xuất hiện từ giai đoạn ra hoa đến chín, bệnh thối quả gây hại từ khi hình thành quả hạt đến thời kỳ thu hoạch, ... là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc. Chính vì vậy, việc đánh giá khả năng chống chịu bệnh hại lạc có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu và tuyển chọn giống lạc. Trong phạm vi nhất định, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá một số bệnh hại lạc phổ biến.
Ngoài yếu tố giống, mức độ nhiễm bệnh lá của lạc còn chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ... Qua theo dõi cho thấy, thời tiết vụ Xuân tại Diễn Châu thường có nhiệt độ và độ ẩm không khí cao ở tháng 5, tháng 6; đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh hại lá phát triển mạnh
trên lạc. Tuy nhiên, số liệu quan sát tình hình nhiễm sâu bệnh hại lá trong bảng 3.5 chỉ ra:
Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của các giống dao động từ nhẹ đến trung bình, trong đó giống L26, L23 và đối chứng Sen lai NA nhiễm nhẹ (điểm 4), các giống còn lại nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức trung bình (điểm 5)
Mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của giống L26, L23 và TB25 ở mức nhẹ (điểm 4), các giống còn lại và đối chứng Sen lai NA nhiễm ở mức trung bình (điểm 5).
Mức độ nhiễm bệnh đốm đen của các giống L26, L23, TB25, L14 và đối chứng Sen lai NA ở mức nhẹ. Giống L17 nhiễm ở mức trung bình.
Tỷ lệ bệnh thối quả của các giống dao động 1,7 – 3,5%. Cao nhất là giống L17 (3,5%); tiếp đến là L14 (2,3%); TB25 và L26 (1,8%); giống L23 và đối chứng Sen lai NA có tỷ lệ quả thối thấp nhất ( 1,7%).