Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần và khả năng tích lũy chất khô của lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 72 - 73)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.3.3. Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần và khả năng tích lũy chất khô của lạc

năng tích lũy chất khô của lạc

Sự hình thành nốt sần có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất. Sự hình thành nốt sần phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây, đất thông thoáng, pH trung tính, nhiệt độ, ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cho cây có khả năng hình thành nốt sần tốt. Theo dõi khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và khả năng tích luỹ chất khô của giống lạc L23 được trình bày qua bảng 3.14.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và tích lũy chất khô của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011

trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An Công

thức

Giai đoạn theo dõi

Ra hoa rộ Hình thành quả hạt Thu hoạch

Nốt sần (nốt/cây) Tích lũy chất khô (g/cây) Nốt sần (nốt/cây) Tích lũy chất khô (g/cây) Nốt sần (nốt/cây) Tích lũy chất khô (g/cây)

MĐ1 60,2a 6,13ab 130,8a 23,78a 13,7a 26,34ab

MĐ2 61,6a 6,05a 135,0ab 25,39b 13,5a 28,56ab

MĐ3 68,3b 6,28ab 148,7c 26,72bc 15,8b 30,23ab

MĐ4 66,1b 6,51b 156,5d 27,63c 16,7b 32,59b

MĐ5 58,1a 6,03a 138,6b 23,45a 13,9a 25,37a

CV% 3,5 3,2 2,7 3,2 6,4 10,0

LSD 4,1 0,4 7,1 1,6 1,8 5,6

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

Nốt sần hữu hiệu của giống lạc L14 hình thành và tăng dần theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và đạt cao nhất ở thời kỳ hình thành quả hạt, số lượng nốt sần nhiều chứng tỏ khả năng cố định đạm sinh học là tốt. Vào thời kỳ này số lượng nốt sần hữu hiệu dao động từ 130,8 đến 156,5 nốt/cây. Cao nhất là mật độ 4 đạt 156,5 nốt/cây, tiếp theo là mật độ 3 đạt 148,7 nốt/cây, ở mật độ 5 số lượng nốt sần có xu hướng giảm và chỉ đạt 138,6 nốt/cây.

Tóm lại số lượng nốt sần hữu hiệu ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có xu thế cao hơn ở các công thức MĐ3 (35cây/m2) và MĐ4 (40cây/m2) và giảm ở các mật độ dày và thưa (MĐ5, MĐ2, MĐ1).

Sự phát triển thân cành lá có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tích lũy chất khô thông qua quá trình quang hợp, nếu thân lá phát triển sẽ có khả năng cây quang hợp tốt. Do vậy, sản phẩm quang hợp là những hợp chất hữu cơ, các hợp chất này được cây sử dụng một phần, phần còn lại để tạo ra các bộ phận mới và dự trữ trong các bộ phận của cây để vận chuyển về bộ phận thu hoạch.

Khả năng tích lũy chất khô của giống lạc L14 tăng theo thời gian sinh trưởng và đạt lớn nhất vào thời kỳ thu hoạch. Ở thời kỳ này sự tích lũy chất khô đạt cao nhất ở mật độ 4 (40 cây/m2), tiếp theo là mật độ 3 (35 cây/m2), thấp nhất ở mật độ 5 (50 cây/m2). Điều này có thể giải thích rằng, ở mật độ dày 50 cây/m2 sẽ có sự tranh chấp về dinh dưỡng trên không (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng) và dinh dưỡng ở dưới đất (nước, muối khoáng) dẫn đến sự thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cá thể của từng cây, nên sự tích lũy chất khô thấp hơn. Điều này thể hiện rằng do khả năng tích lũy chất khô thấp nên mật độ trồng dày (50 cây/m2) không phù hợp cho giống lạc L14 tại vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w