Kết quả theo dõi một số đặc điểm sinh trưởng phát triển các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 51 - 53)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.1.2. Kết quả theo dõi một số đặc điểm sinh trưởng phát triển các giống lạc

Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây lạc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tuy nhiên, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển còn chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là điều kiện khí hậu của từng vùng và từng mùa vụ cụ thể. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lạc trong vụ xuân có thể xem là cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho từng giống, góp phần khai thác tiềm năng năng suất của giống và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Bảng 3.2. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu

Giống Số ngày từ mọc đến ... Số cành/cây (cành) Chiều cao cây (cm) Ra hoa 50%

(ngày)

Thu hoạch

(ngày) Cấp I Cấp II

Sen lai NA (đ/c) 32 120 4,1a 2,1b 37,6f

L26 34 137 5,1b 2,6b 39,5b

L23 34 132 4,8ab 2,3a 36,5d

TB 25 32 125 4,5ab 2,2a 36,2a

L14 32 128 4,3a 2,1a 38,1e

L17 34 132 4,8ab 2,2a 37,2c

CV% - - 7,4 9,3 3,8

LSD (0,05) - - 0,62 0,38 0,27

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

Trong điều kiện chất lượng hạt giống tốt, đất đủ ẩm, nhiệt độ đất từ 32 – 34oC, sau gieo 4 – 5 ngày cây con đã mọc lên khỏi mặt đất trong trường nhiệt độ dưới 15oC kéo dài nhiều ngày, đất khô, thời gian từ gieo đến mọc có thể kéo dài từ 20 – 30 ngày, thậm chí còn lâu hơn nữa, nếu nhiệt độ lên cao trên 54oC, mầm sẽ bị chết [24].

Thời gian từ gieo đến mọc của lạc có thể thay đổi tùy theo mùa vụ, chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ và ẩm độ đất (như kết quả nghiên cứu của các tác giả trên). Do vậy, trong quá trình theo dõi, chúng tôi lấy mốc thời gian từ mọc đến chín làm cơ sở để tính thời gian sinh trưởng cho các giống lạc trong thí nghiệm.

Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy, trong điều kiện vụ xuân 2011 tại huyện Diễn Châu, thời gian từ mọc đến ra hoa của các giống biến động từ 32 – 34 ngày. Giống Sen lai NA, TB 25, L14 có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn nhất(32 ngày). Các giống khác có thời gian từ mọc đến ra hoa tương đương nhau(34 ngày).

Thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 120 – 137 ngày. thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình. Trong đó, giống Sen lai NA có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 120 ngày. Giống L26 có thời gian sinh trưởng dài nhất 137 ngày.

Nhìn chung thời gian sinh trưởng của các giống lạc nghiên cứu phù hợp với công thức luân canh 2-3 vụ/năm.

Thân là giá đỡ cho toàn bộ cây, mang bộ lá và làm nhiệm vụ trung gian để vận chuyển các chất đồng hóa từ lá về quả hạt, đồng thời vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ đến đỉnh sinh trưởng và các bộ phận của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, bên cạnh đó còn chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và các biện pháp canh tác.

Qua theo dõi cho thấy: Trong cùng điều kiện canh tác, chiều cao thân chính của các giống biến động từ 36,2 – 39,5 cm. Giống TB25 có chiều cao thân chính thấp nhất là 36,2 cm; tiếp đến là các giống L23, Sen lai NA, L17, L14. Giống L26 có chiều cao thân chính cao nhất 39,5 cm; cao hơn giống đối chứng là 1,9 cm ... Nhìn chung, các giống tham gia thí nghiệm có chiều cao

trung bình, đây là đặc tính thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao mà cây không bị rạp đổ.

Số cành trên cây được quy định bởi yếu tố di truyền của giống, có liên quan trực tiếp tới số quả trên cây. Theo tác giả Nguyễn Thị Chinh [9] cho rằng, những tính trạng có tương quan tương đối chặt với năng suất là số cành cấp I (r = 0,672**) và số cành cấp II (r = 0,578**). Cành ra sớm, ra nhiều phát triển nhanh và cân đối sẽ làm tăng số lượng hoa ở gần gốc, là cơ sở cho cây hình thành nhiều quả và tích lũy chất khô cao, tạo điều kiện để lạc cho năng suất cao.

Số liệu thu được từ thí nghiệm cho thấy, số cành cấp I của các giống dao động từ 4,1 – 5,1 cành/cây. Giống L26, L23 và L17 có số cành cấp I cao hơn đối chứng Sen lai NA ở mức ý nghĩa 0,05.

Số cành cấp II của các giống dao động từ 2,1 – 2,6 cành/cây; trong đó giống L26 có số cành cấp II nhiều hơn giống đối chứng Sen lai Nghệ An ở mức ý nghĩa 0,05. Các giống còn lại chưa thấy có sự sai khác so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w