Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm bệnh hại trên lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 73 - 75)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.3.4.Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm bệnh hại trên lạc

Vụ lạc xuân là vụ trồng lạc chủ yếu của huyện Diễn Châu, trên chân đất chuyên màu của huyện thường xuyên bố trí lạc hai vụ (thu đông và vụ xuân) do đó nhiều tàn dư của sâu, bệnh được truyền từ vụ này sang vụ khác, nhất là trong điều kiện vụ xuân, đây là vụ sâu bệnh hại nhiều do nhiệt độ, ẩm độ tương đối thích hợp cho sâu bệnh phát sinh và gây hại. Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất của lạc do vậy, việc bố trí mật độ trồng thích hợp sẽ phần nào hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Theo dõi khả năng chống chịu sâu, bệnh của giống lạc L14 ở các mật độ trồng khác nhau kết quả được trình bày qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm bệnh hại trên giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu

Kí hiệu Gỉ sắt (1-9) Đốm nâu (1-9) Đốm đen (1-9) Thối quả (%) MĐ1 3,0 3,0 3,0 1,8 MĐ2 3,0 3,0 3,0 1,8 MĐ3 3,0 3,0 3,0 2,1 MĐ4 4,0 5,0 3,0 2,3 MĐ5 5,0 6,0 5,0 2,8

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

Bệnh gây hại cũng có xu hướng gia tăng khi trồng ở mật độ dày, cụ thể ở mật độ 30 và 35 cây/m2, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm đen và bệnh đốm nâu bị gây hại ở mức điểm 3, trong khi đó ở mật độ 40; 45 cây/m2 bị hại ở mức điểm 3- 6. Như vậy, mặc dù đã theo dõi và phòng trừ kịp thời nên mức độ gây hại của nấm bệnh đã hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, qua theo dõi chúng tôi nhận thấy nấm bệnh gậy hại nặng hơn ở mật độ dày có xu hướng gia giảm với mật độ thưa.

Cũng qua theo dõi tình hình sâu hại chúng tôi còn thấy bệnh thối quả có xu hướng gia tăng khi trồng mật độ dày, ở mật độ 1 (25 cây/m2) và mật độ

2 (30 cây/m2) bệnh thối quả chỉ gây hại ở mức 1,8%; mật độ 3 (35cây/m2) ở mức 2,1%; mật độ 4 (40 cây/m2) ở mức 2,3%; mật độ 5 (45 cây/m2) 2,8 %.

Như vậy, mật độ trồng khác nhau, mức độ nhiễm sâu, bệnh của giống lạc L14 khác nhau, trồng ở mật độ 45 cây/m2 sâu, bệnh hại nhiều hơn so với các mật độ còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 73 - 75)