Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng hình thành nốt sần và khả năng tích lũy chất khô của lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 64 - 67)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.2.3.Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng hình thành nốt sần và khả năng tích lũy chất khô của lạc

khả năng tích lũy chất khô của lạc

Nốt sần được hình thành do phản ứng của rễ lạc với vi khuẩn cộng sinh cố định đạm (Rhizobium vigna). Bình thường, vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna sống trong đất nhờ sự phân giải xác thực vật. Sau khi trồng lạc, nhờ sự hoạt động hô hấp của rễ lạc đã tiết ra một số hợp chất hữu cơ hấp dẫn và kích

thích vi sinh vật nốt sần phát triển. Những nốt sần đầu tiên được xuất hiện ở rễ từ khi cây có 4 – 5 lá thật, sau đó lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả hạt. Khi thu hoạch phần lớn lượng nốt sần ở lạc bị vỡ ra hoặc rụng lại trong đất. Cùng với sự phát triển về kích thước và số lượng nốt sần, lượng N cố định tăng dần và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả hạt. Số lượng nốt sần nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và môi trường đất.

Theo dõi khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và khả năng tích luỹ chất khô của giống lạc L14 với các công thức che phủ khác nhau được trình bày qua bảng 3.11.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và tích lũy chất khô của giống lạc L14 trong vụ xuân 2001

trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An Công

thức

Giai đoạn theo dõi

Ra hoa rộ Hình thành quả hạt Thu hoạch

Nốt sần (nốt/cây) Tích lũy chất khô (g/cây) Nốt sần (nốt/cây) Tích lũy chất khô (g/cây) Nốt sần (nốt/cây) Tích lũy chất khô (g/cây) CT1 66,1c 6,51b 156,5b 27,63a 16,7a 31,59b CT2 60,7b 6,47b 153,2b 26,91a 15,8a 29,73b

CT3 56,4a 6,23a 134,3a 24,83a 14,2a 26,54a

CV% 2,3 0,9 2,0 10,2 8,0 3,0

LSD 3,2 0,1 6,8 6,1 2,8 1,9

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

Qua bảng 3.10 cho thấy: Số lượng nốt sần ở công thức che phủ nilon là cao nhất (ở cả 3 giai đoạn), chứng tỏ việc che phủ nilon có tác dụng rõ rệt đến việc hình thành nốt sần hữu hiệu, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt là tiền đề cho năng suất cao. Ở công thức che phủ xác thực vật số lượng nốt sần thấp hơn ở công thức che nilon nhưng vẫn cao hơn công thức không che phủ ở mức ý nghĩa và thấp hơn công thức che nilon không rõ rệt, chứng tỏ đây cũng là một biện pháp tốt giúp cho lạc hình thành nốt sần hữu hiệu ở mức cao.

Quá trình tích lũy chất khô thể hiện tiềm năng năng suất của cây trồng. Khả năng tích lũy chất khô càng nhiều thì cây trồng cho năng suất càng cao. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến khả năng tích lũy chất của giống lạc L14 được thể hiện ở bảng 3.10.

Qua bảng 3.10 cho thấy, khả năng tích lũy chất khô của cây lạc liên tục tăng qua các thời kỳ từ ra hoa rộ, hình thành quả hạt cho tới thời kỳ thu hoạch. Cụ thể ở thời kỳ thu hoạch ở công thức che nilon khả năng tích lũy

chất khô cao nhất đạt 31,59 g/cây, cao hơn so với che phủ xác thực vật là 1,86 g/cây và cao hơn không che phủ là 5,05 g/cây.

Như vậy, qua các giai đoạn theo dõi số lượng nốt sần và khối lượng chất khô tích lũy được của lạc ở công thức 1 (che phủ nilon) luôn đạt ở mức cao hơn công thức không che phủ ở mức ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 64 - 67)