Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 67 - 69)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.2.4.Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc

và năng suất của lạc

Nghiên cứu các biện pháp che phủ tác động vào các yếu tố cấu thành năng suất sẽ giúp chúng ta tìm được biện pháp che phủ cho năng suất cao và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của giống L14 được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng

đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An Công thức Quả chắc/cây (quả) KL 100 quả (g) KL 100 hạt (g) Tỷ lệ nhân (%) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)

CT1 7,2a 151,8a 62,8b 76,8a 43,9b 33,7b

CT2 7,0a 149,7a 60,9ab 76,2a 41,8ab 32,6ab

CT3 6,7a 145,7a 58,2a 75,9a 38,3a 28,9a

CV% 5,1 3,5 2,3 1,6 5,6 6,6

LSD 0,8 11,7 3,1 2,6 5,2 4,7

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

Qua bảng 3.12 cho thấy:

- Số quả chắc/cây: Tổng số quả chắc/cây ở các vật liệu che phủ biến động từ 6,7 đến 7,2 quả/cây; vật liệu che phủ khác nhau thì tổng số quả chắc/cây khác nhau, tuy nhiên sự sai khác này là chưa thực sự rõ rệt. Cụ thể:

Che nilon (CT1) 7,2 quả/cây, che xác thực vật (CT2) 7,0 quả/cây, CT3 (không che) 6,7 quả/cây.

Theo dõi khối lượng 100 quả thấy biến động từ 145,7 đến 151,8 gam, đây là mức biến động không lớn và có xu hướng tăng ở công thức có che phủ.

- Tương tự khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt ở công thức che phủ nilon cao hơn so với che phủ xác thực vật và không che phủ. Thể hiện ở sự chênh lệch đó là: Khối lượng 100 hạt ở công thức che phủ đạt 62,8g cao hơn ở công thức che phủ xác thực vật là 1,9g, và cao hơn ở công thức không che phủ là 4,6g. Như vậy, mặc dù giữa công thức che phủ nilon và che phủ xác thực vật không có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05 nhưng giữa công thức che phủ nilon và công thức không che phủ lại có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa.

- Tỷ lệ nhân là thước đo để đánh giá độ dày mỏng của vỏ quả lạc và độ căng đầy của hạt lạc. Tỷ lệ nhân càng cao thì vỏ quả lạc càng mỏng và hạt càng căng đầy, các đặc điểm này thể hiện cho quá trình vận chuyển và tích lũy vật chất về quả và hạt mạnh hay yếu. Qua bảng số liệu 3.12 cho thấy, tỷ lệ nhân của công thức 3 đạt thấp nhất (75,9%), ở công thức 1 đạt cao nhất (76,8%) và công thức 2 đạt (76,2%).

- Năng suất ở các công thức che phủ của các giống có sự chênh lệch khá rõ giữa có che phủ và không che phủ cụ thể: CT1 (che nilon) NSLT đạt 43,9 tạ/ha, NSTT đạt 33,7 tạ/ha, CT2 (che xác thực vật) đạt NSLT 41,8 tạ/ha, NSTT đạt 32,6 tạ/ha. CT3 (không che) NSLT 38,3 tạ/ha, NSTT đạt 28,9 tạ/ha.

Nhìn chung, nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu che phủ khác nhau trong điều kiện vụ xuân trên giống lạc L14 tại vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An chúng tôi nhận thấy các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 ở công thức che phủ nilon đều có xu hướng cao hơn các công thức khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 67 - 69)