Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 58 - 61)

- Nhóm bệnh hại lá (đốm lá và gỉ sắt): Đánh giá theo thang 9 điểm của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT,

3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố thông qua các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cây dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh.

Nếu tích lũy chất khô là kết quả của quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ, thì năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chính là kết quả của quá trình tích lũy chất khô nhưng diễn ra ở bộ phận kinh tế.

Các yếu tố cấu thành năng suất của lạc bao gồm: Số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt. Đây là những yếu tố kinh tế cơ bản đóng vai quan trọng trong việc hình thành năng suất. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu

Giống Quả chắc/cây KL 100 quả (g) KL 100 hạt (g) Tỷ lệ nhân Năng suất (tạ/ha) NSLT NSTT

Sen lai NA (đ/c) 7,2a 138,3a 65,9a 79,3d 39,8a 30,2a

L26 7,1a 180,4d 86,0b 76,2bc 51,2c 40,4c

L23 8,1b 153,2b 63,8a 73,2a 49,6c 39,1c

TB25 7,1a 140,2a 62,7a 77,2cd 39,7a 30,1a

L14 7,2a 151,8b 63,8a 77,8cd 43,7b 33,7b

L17 7,1a 155,8c 64,4a 74,1ab 44,1b 34,2b

CV% 3,3 7,0 2,5 1,2 2,9 2,9

LSD 0,4 1,9 3,0 1,6 2,4 1,9

Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05

Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.6 cho thấy, số quả chắc/cây của các giống dao động từ 7,1 – 8,1 quả/cây. Trong đó giống L23 có số quả chắc/cây cao nhất đạt 8,1 quả. Hai giống L14 và đối chứng Sen lai Nghệ An có số quả chắc/cây đạt 7,2 quả. Các giống L26, TB25, L17 có số quả chắc/cây tương đương nhau đạt 7,1 quả.

Khối lượng 100 quả giữa các giống có sự khác biệt ở mức nghĩa, biến động từ 138,3 – 180,4g. Trong đó, giống L26 có khối lượng 100 quả đạt cao nhất đạt 180,4g, tiếp đến là các giống L17, L23, L14 đạt trên 150g. Giống đối chứng Sen Lai Nghệ An và TB25 có khối lượng 100 quả thấp nhất đạt 138,3g và 140,2g.

Khối lượng 100 hạt của L26 đạt cao nhất 86,0 gam; cao hơn các giống khác và đối chứng ở mức nghĩa.

Tỷ lệ nhân của lạc là tiêu chuẩn để đánh giá độ dày mỏng của vỏ quả và độ căng đầy của hạt lạc. Giống có tỷ lệ nhân cao thường biểu hiện vỏ quả mỏng và hạt căng đầy, đây là những đặc tính chất lượng ban đầu dễ được người sản xuất và thị trường tiêu thụ chấp nhận. Số liệu bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ nhân của các giống biến động từ 73,2 – 79,3%. Giống Sen Lai Nghệ An có

tỷ lệ nhân đạt cao nhất, tiếp đến là giống TB25 (77,2%); L14 (76,8%); L26 (76,2%); thấp nhất là L17 và L23 đạt dưới 74%.

Năng suất lý thuyết là tổng năng suất của các cá thể trong quần thể. Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của giống. Dựa vào năng suất lý thuyết ta có thể dự tính được năng suất thực thu của giống cũng như tác động các biện phát kỹ thuật khác nhau nhằm khai thác được tiềm năng năng suất của giống. Thông thường giống cho năng suất lý thuyết cao thì năng suất thực thu cũng sẽ cao và ngược lại giống có năng suất lý thuyết thấp thì năng suất thực thu cũng thấp. Năng suất lý thuyết chủ yếu do năng suất cá thể quyết định. Qua bảng 3.6 cho thấy: năng suất lý thuyếtcủa các giống dao động từ 39,7 – 51,2 tạ/ha. Trong đó, các giống L26 (51,2 tạ/ha); L23 (49,6 tạ/ha); L17 (44,1 tạ/ha); L14 (43,7 tạ/ha); có năng suất cao hơn so với đối chứng Sen lai Nghệ An (39,8 tạ/ha) ở mức nghĩa.

Năng suất thực thu là năng suất thực tế trên đồng ruộng. Năng suất thực thu phản ánh khả năng thích nghi của giống với từng điều kiện ngoại cảnh. Qua bảng 3.6 cho thấy: Năng suất thực tế của 2 giống L26 (40,4 tạ/ha) và L23 (39,1 tạ/ha) là vượt trội, cao hơn các giống khác và đối chứng Sen lai Nghệ An (30,2tạ/ha) ở mức nghĩa.

Nhìn chung, so sánh về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong điều kiện vụ xuân 2011, chúng tôi nhận thấy điều kiện vụ xuân các giống mới L26, L23 đã thể hiện được khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tốt; Năng suất thực thu của các giống này hơn hẳn so với các giống khác và giống đối chứng, điều này còn thể hiện các giống trên là phù hợp hơn với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng, có ý nghĩa quan trọng góp phần bổ sung vào bộ giống của địa phương làm phong phú bộ giống và tăng năng suất lạc của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w