0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG CHÍNH HẠN CHẾ NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L14 TRÊN DẤT CÁT Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN TRONG VỤ XUÂN NĂM 2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG LÂM NGƯ (Trang 73 -75 )

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất cát tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Qua các kết quả thu được của đề tài “Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc L14 trên đất cát, vụ Xuân 2011 ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” bước đầu chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Đạm là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu hạn chế tăng trưởng chiều cao cây của giống lạc L14.

2. Việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ hoa hữu hiệu, trong khi đó lại ít ảnh hưởng đến tổng số hoa trên cây và thời gian ra hoa ở cây lạc.Thứ tự yếu tố dinh dưỡng hạn chế tỷ lệ hoa hữu hiệu của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là Vôi > K, P > N .

3. Phản ứng của cây lạc đối với việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng thông qua chỉ tiêu khối lượng tươi của nốt sần thể hiện rất khác nhau ở các giai đoạn theo dõi. Ở tất cả các kỳ theo dõi, không bón lân làm giảm rõ rệt khối lượng tươi của nốt sần ở cây lạc.

4. Không bón đạm, lân và kali làm giảm đáng kể khối lượng chất tươi và năng suất sinh khối của cây lạc so với công thức bón đầy đủ dinh dưỡng ở hầu hết các kỳ theo dõi. Khối lượng chất tươi và năng suất sinh khối ít chịu ảnh hưởng của việc không bón vôi. Thứ tự các yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất sinh khối của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là N > P, K.

5. Việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc L14. Cây lạc có phản ứng khác nhau đối với việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng thông qua các chỉ tiêu khác nhau.

- Số quả chắc trên cây và tỷ lệ nhân/quả ở các công thức bón thiếu hụt dinh dưỡng đều đạt thấp hơn so với công thức đối chứng.

- Trọng lượng 100 quả và trong lượng 100 hạt không giảm trong trường hợp không bón lân so với bón đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng.

- Năng suất lạc giảm rõ rệt khi cây không được bón đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đến chỉ tiêu này là không giống nhau. Không bón kali và vôi làm giảm rõ nhất năng suất lạc, tiếp đến là lân và cuối cùng là đạm. Mức độ hạn chế năng suất lạc của yếu tố dinh dưỡng chính được thể hiện như sau: Vôi và K > P > N

6. Thu nhập đạt được sau khi trừ chi phí phân bón ở các công thức bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đều thấp hơn so với công thức bón đầy đủ (50.435.000 đồng); Thấp nhất ở công thức V, chỉ đạt 38.445.000 đồng, giảm 11.990.000 đồng so với đối chứng. Ở các công thức không bón đạm, lân và kali thu nhập/ trồng lạc giảm so với công thức đối chứng, tương ứng 3.510.000 đồng, 7.455.000 đồng và 11.380.000 đồng.

7. Tính chất đất thí nghiệm ít thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng phát huy tiềm năng năng suất của lạc với các đặc trưng chính sau: Độ chua cao (pH dao động từ 4,07÷ 4,15); Hàm lượng mùn trong

đất ở mức nghèo, thấp nhất ở công thức III đạt 0,97% và cao nhất ở công thức I đạt 1,07% (bón đầy đủ). Hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo (trừ hàm lượng lân dễ tiêu). Các cation trao đổi (Ca2+ và Mg2+) ở mức rất thấp.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 1. Bố trí thí nghiệm ở nhiều thời vụ và mở rộng nghiên cứu ở nhiều vùng khác nhau để đánh giá chính xác hơn các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất lạc trên đất cát của huyện Nghi Lộc.

2. Tiến hành nghiên cứu bổ sung về các yếu tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, các yếu tố khác (tưới, biện pháp canh tác...) hạn chế năng suất lạc L14 trên vùng đất cát của huyện Nghi Lộc nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG CHÍNH HẠN CHẾ NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L14 TRÊN DẤT CÁT Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN TRONG VỤ XUÂN NĂM 2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG LÂM NGƯ (Trang 73 -75 )

×