KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 52 - 69)

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất cát tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc L14 sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc L14

Sinh trưởng và phát triển của cây là một quá trình sinh lý tổng hợp, là kết quả của toàn bộ các chức năng và sinh lý của cây. Sự biến đổi về lượng là cơ sở của sự biến đổi về chất, cũng như sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại, sự phát triển là quá trình biến đổi chất bên trong tế bào, dẫn đến sự ra hoa lại có ảnh hưởng thúc đẩy sự sinh trưởng.

Như vậy, giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Đây là hai mặt của một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa và hình thái của cây, có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời ra được, sinh trưởng tốt thì chiều cao, chiều dài cành, số cành, số lá cân đối, sẽ tạo điều kiện cho cây trồng tích lũy đầy đủ vật chất để thực hiện quá trình phát triển. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển là mối quan hệ hữu cơ, được diễn ra trong những điều kiện nhất định. Nếu những điều kiện này thay đổi thì quan hệ đó cũng sẽ thay đổi theo.

Vì vậy bằng những biện pháp kỹ thuật trồng trọt và bằng cách tác động các yếu tố của môi trường, con người có thể hướng quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng mong muốn của mình.

Các chỉ tiêu sinh trưởng phản ánh một cách đầy đủ quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc và cũng là cơ sở để đánh giá khả năng cho năng suất của lạc.

Để có kết luận mang tính khoa học trong nghiên cứu cây trồng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về dinh dưỡng cho cây lạc chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu như chiều cao cây, số lá, sự ra hoa, năng suất sinh vật học, khối lượng nốt sần, và một số yếu tố khác và đã thu được các kết quả sau:

3.1.1. Ảnh hưởng của việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đến chiều cao cây và số lá của cây lạc qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển chiều cao cây và số lá của cây lạc qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển

Chiều cao cây và số lá là hai trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng tạo năng suất cây trồng sau này. Sự tăng trưởng thái quá về chiều cao cây và số lá đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Năng suất chỉ đạt được cao khi cây trồng có chiều cao và số lá cân đối, hợp lý.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đến chiều cao cây và số lá của cây lạc qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển

Chỉ tiêu CT Cao cây (cm) Số lá (lá) Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Thu hoạch Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Thu hoạch I: Nền 9.1 a 15.2 a 42.7 a 19.6 a 25.6 a 41.8 a II: Nền - N 8.8 ab 14.6 b 37.6 c 18.3 c 23.8 c 39.3 c III: Nền - P 8.9 a 14.9 ab 40.2 b 18.8 bc 24.2 bc 40.1 bc

IV: Nền - K 8.6 b 14.8 ab 40.6 b 19.2 ab 24.9 abc 40.8 abc

V: Nền -Vôi 9.0 a 15.0 ab 41.3 ab 19.0 abc 25.0 ab 41.0 ab

Ftest * ns ** * ns ns Ghi chú: I, II, III, IV,V là các công thức thí nghiệm

- Các ký tự a, b, c mũ trong cùng cột thể hiện mức sai khác giữa các công thức thí nghiệm.

- ns: không có ý nghĩa, * P<0,05 ** P<0,01

Chiều cao cây phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Mặc dù chiều cao cây là do đặc tính di truyền quyết định nhưng nó còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như nước, nhiệt độ, đất đai, phân bón... Nếu bón phân cân đối và hợp lý thì cây lạc sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, phát huy được chiều cao tiềm năng của giống. Còn nếu cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối thì không những chiều cao thân chính mà cả các bộ phận khác đều phát triển không bình thường, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy: Tác động của việc bón thiếu hụt các chất dinh dưỡng lên chiều cao cây lạc qua các giai đoạn theo dõi là rất khác nhau.

- Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa: kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy: chiều cao cây lạc ở công thức không bón kali thấp hơn rất rõ so với công thức bón đày đủ. Không thấy có sự khác biệt giữa các công thức còn lại so với công thức đối chứng.

- Ở giai đoạn ra hoa rộ: đây là giai đoạn cây lạc có nhu cầu đạm cao nhất để phát triển thân lá. Đây cũng là giai đoạn nốt sần đạt số lượng cao nhất và có thể thỏa mãn nhu cầu đạm của cây. Tuy nhiên, trong thí nghiệm của chúng tôi, chiều cao cây lạc ở công thức không bón đạm sai khác rất rõ so với công thức bón đây đủ. Nguyên nhân, theo chúng tôi có thể do đất trồng lạc là đất cát, nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nốt sần. Giống lạc L14 lại là giống lạc lai, có thân lá phát triển mạnh, nhu cầu đạm vì vậy cao hơn so với các giống lạc thuần nên việc cung

cấp không đủ đạm cho cây làm cho cây đạt chiều cao thấp cũng là điều có thể hiểu được. Chiều cao cây ở các công thức không bón lân, kali không thấp hơn so với công thức đối chứng bón đầy đủ. Sự khác biệt về chỉ tiêu chiều cao cây giữa các công thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Ở giai đoạn thu hoạch: Không bón đạm, lân hoặc kali cho lạc làm giảm rõ chiều cao cây so với công thức bón đầy đủ. Ở giai đoạn này, chiều cao cây ở công thức không bón đạm đạt thấp nhất (37,6 cm), tiếp đến là các công thức không bón lân và kali, đạt lần lượt là 40,2 và 40,6 cm.

Như vậy có thể thấy rằng, yếu tố dinh dưỡng hạn chế lớn nhất sự phát triển chiều cao cây lạc trên đất cát là yếu tố đạm. Thứ tự các yếu tố hạn chế được sắp xếp như sau : N > P > K.

Chiều cao cây lạc ở công thức không bón vôi không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng được giải thích như sau: Lạc vụ Xuân ở Nghi Long được trồng sau vụ lạc Thu - Đông. Ở vụ Thu - Đông, cây lạc đã được bón một lượng vôi là 500/g/sào. Do đặc tính lý học là chậm tan trong nước nên một phần Ca còn tồn lại ở vụ Xuân, góp phần trung hòa độ chua của đất và giảm thiểu tác động của việc không bón vôi đến sinh trưởng của cây lạc ở vụ Xuân.

Lá là bộ phận quan trọng của cây và cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng phát triển của cây lạc, quyết định sinh khối và năng suất sinh vật học của cây trồng. Lá cung cấp 90% năng lượng cho các hoạt động sống diễn ra trong cây và 90÷95% lượng chất khô tích lũy trong các bộ phận của cây; đồng thời là bộ phận chủ yếu để thoát hơi nước, điều hoà nhiệt độ giúp cho các quá trình sinh lý sinh hoá diễn ra thuận lợi. Chỉ tiêu về bộ lá là một trong những cơ sở đáng tin cậy để đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Cũng như chiều cao cây, phản ứng của việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng thông qua chỉ tiêu số lá của cây lạc là rất khác nhau qua các giai đoạn theo dõi.

- Ở cả 3 giai đoạn bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và thu hoạch: kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: không bón đạm và lân là giảm đáng kể số lá/ cây so với công thức bón đầy đủ. Sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các công thức II và III so với công thức I (đối chứng) rất có ý nghĩa. Không thấy có sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các công thức không bón K và vôi so với công thức đối chứng ở giai đoạn này.

* Nhận xét chung: Không bón đạm và lân, đặc biệt không bón đạm trên đất cát được sử dụng để canh tác lạc với phương thức trồng thuần có ảnh hưởng tiêu cực rất rõ đến việc hình thành chiều cao cây và số lá của giống lạc lai l14. Trong trường hợp này, đạm là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu hạn chế sinh trưởng của cây lạc.

3.1.2. Ảnh hưởng của bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đến sự ra hoa

Sự ra hoa của lạc là một đặc điểm sinh lý và là chỉ tiêu có liên quan đến năng suất của cây lạc. Ở thời kỳ này cây đồng thời diễn ra hai quá trình hoạt động sinh lý: Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng có tốc độ sinh trưởng của thân, cành, lá tăng dần (sự tích lũy chất khô cao, diện tích lá lớn). Quá trình sinh trưởng sinh thực cũng trên cơ sở đó mà tăng nhanh. Mối quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực thường thống nhất với nhau nhưng đôi khi cũng xảy ra sự cạnh tranh thiếu thống nhất. Nếu sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, cây vống sẽ làm cho sự hình thành hoa chậm, kéo dài thời gian chín của quả lạc.

Hoa lạc là hoa lưỡng tính và thụ phấn về đêm, hầu như hoa lạc tự thụ phấn đến 95%. Hoa lạc nở tập trung 30 ngày đầu, đặc biệt là trong 20 ngày đầu số hoa có thể đạt tới 70÷80% tổng số hoa trên cây.

Lạc là cây có đặc tính ra hoa vô hạn và khi ra hoa đâm tia cây lạc rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Quá trình ra hoa của lạc dài hay ngắn,

sớm hay muộn, nhiều hay ít, tập trung hay không, đều phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, thời tiết và kỹ thuật thâm canh. Thời kỳ này cây lạc thích hợp với nhiệt độ là 24÷28oC, ẩm độ là 75÷80% và đủ dinh dưỡng, nhất là đạm lân và kali. Do đó khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón phân sẽ có tác dụng rất lớn đến sự ra hoa tập trung của lạc. Nếu bón phân không đủ liều lượng, không cân đối, không đúng thời kỳ sẽ làm cho tỷ lệ hoa hữu hiệu giảm, số quả chắc, trọng lượng 100 quả giảm và làm giảm năng suất.

Cơ sở để cây lạc cho năng suất cao phẩm chất tốt là hoa nhiều, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao, hoa ra tập trung để đảm bảo quả chín đều khi thu hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất quả non, lép, lửng. Các đặc tính này chủ yếu là do gen quy định, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác trong đó có cả yếu tố phân bón; Các kết quả thu được có trên Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của bón thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng đến sự ra hoa

Chỉ tiêu CT

Số ngày ra hoa (ngày)

Tổng số hoa/cây (hoa)

Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) I: Nền 21.3 70.0 a 20.6 a II: Nền - N 21.2 73.1 a 18.6 b III: Nền - P 21.3 65.3 a 18.2 c IV: Nền - K 21.2 67.9 a 17.9 c V: Nền - Vôi 20.5 71.3 a 17.3 d LSD0,05 14.2 0.4 Ftest ns ns **

Ghi chú: I, II, III, IV,V là các công thức thí nghiệm

- Các ký tự a, b, c mũ trong cùng cột thể hiện mức sai khác giữa các công thức thí nghiệm.

- ns: không có ý nghĩa, * P<0,05 ** P<0,01 Các kết quả thí nghiệm trên Bảng 3.2 cho thấy:

- Tổng thời gian ra hoa: đây là chỉ tiêu đánh giá tập tính ra hoa của lạc. Bình thường trong điều kiện vụ Xuân, thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa

của lạc kéo dài do giai đoạn đầu điều kiện thời tiết không thuận lợi; đặc biệt vụ Xuân 2011 thời gian từ gieo đến ra hoa của cây lạc kéo dài 68 ngày (bình thường 40÷45 ngày). Trong điều kiện thí nghiệm, không thấy có sự sai khác về chỉ tiêu này giữa các công thức bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng so với công thức đối chứng bón đầy đủ.

- Tổng số hoa/cây: Tương tự như chỉ tiêu tổng thời gian ra hoa, không có sự khác biệt nào về chỉ tiêu tổng số hoa trân cây giữa các công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng.

- Tỷ lệ hoa hữu hiệu: là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thụ phấn, thụ tinh, đâm tia hình thành quả và cho năng suất của cây lạc.

Kết quả phân tích cho thấy: Tất cả các công thức bón thiếu hụt dinh dưỡng đều có tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp hơn rất rõ so với công thức bón đầy đủ. Trong đó, tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt thấp nhất ở công thức không bón vôi (công thức V), đạt tỷ lệ 17,3 %. Tiếp đến là các công thức không bón lân và kali (công thức III và IV), đạt tương ứng 18,2 và 17,9 % và cuối cùng là công thức không bón đạm (công thức II), đạt 18,6 %. Sự khác biệt về tỷ lệ hoa hữu hiệu giữa các công thức này so với công thức đối chứng có ý nghĩa ở mức xác suất 95 %. Điều này có thể được giải thích qua vai trò của canxi đối với sự hình thành và phát triển của quả lạc. Do canxi được rễ hấp thụ chuyển qua thân rồi đến lá và hoa, nên sự cần thiết phải được hấp thụ là sau khi hoa thụ phấn, tia hình thành và đâm vào đất. Khi tia đã vào đất can xi ngừng chuyển từ thân vào tia quả. Để hình thành quả, tia phải hấp thụ canxi từ đất xung quanh. Như vậy, canxi đã có ảnh hưởng đến tỷ lệ hoa hữu hiệu đó là do sự hình thành và phát triển quả bị ảnh hưởng do thiếu canxi, nên số lượng quả chắc/cây bị giảm dẫn đến tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt thấp.

Lân là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng cố định đạm, thúc đẩy ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả của cây lạc. Bên cạnh thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, lân có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu

cơ quan trọng. Dưới tác dụng của lân, sự vận chuyển của các chất về cơ quan sinh thực được thuận lợi hơn, nên tạo điều kiện cho cây lạc hình thành quả chắc nhiều hơn. Việc bón thiếu hụt yếu tố lân làm quá trình ra hoa và sự hình thành quả chắc bị giảm. Cũng như lân, kali có tác dụng làm tăng số cành hữu hiệu, làm tăng số quả và số quả chắc của lạc. Vì vậy, việc bón thiếu kali làm cho quá trình hình thành quả và số quá chắc trên cây bị hạn chế. Tỷ lệ hoa hữu hiệu do đó mà bị giảm ở công thức này.

Như vậy, việc cung cấp đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng cho cây lạc trong từng thời kỳ sinh trưởng phát triển là rất cần thiết, nhất là giai đoạn trước lúc bắt đầu ra hoa.

* Nhận xét chung:

- Việc bón thiếu hụt chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ hoa hữu hiệu, trong khi đó lại ít ảnh hưởng đến tổng số hoa trên cây và thời gian ra hoa ở cây lạc.

- Bón thiếu hụt can xi, lân, kali và đạm đều làm giảm tỷ lệ hoa hữu hiệu.

Qua kết quả trên ta có thể kết luận thứ tự hạn chế tỷ lệ hoa hữu hiệu của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là Vôi > K, P > N.

3.1.3. Ảnh hưởng của việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đến khối lượng nốt sần của giống lạc L14 qua các thời kỳ sinh trưởng khối lượng nốt sần của giống lạc L14 qua các thời kỳ sinh trưởng

Cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng có thể tự sản sinh ra một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 52 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w