Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 38 - 40)

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất cát tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB với 5 công thức, 3 lần nhắc lại. - Diện tích thí nghiệm.

+

Tổng số ô thí nghiệm 15 ô. +

+ Tổng diện tích các ô thí nghiệm: 21 m2 x 15 ô = 315m2 + Diện tích bảo vệ: 100m2 + Rãnh thoát nước: 35 m2 + Tổng diện tích thí nghiệm: 315m2 + 100m2 + 35 m2 = 450m2 Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ Ia

IIa IVa IIIa Va

Bảo vệ

IIIb IVb Vb IIb Ib

Ic IIIc IIc Vc IVc

I, II, III, IV, V, là các công thức; a, b, c là các lần nhắc lại

- Mật độ: 25 cây/m2

+ Hàng cách hàng: 30 cm + Cây cách cây: 15 cm. - Các công thức thí nghiệm

+ Công thức 1: Bón đầy đủ (6 tấn phân chuồng, 30kg N, 60kg P2O5, 60kg K2O, 500kg vôi/ha) (đối chứng)

+ Công thức 2: Đối chứng - N (không bón N) + Công thức 3: Đối chứng - P (không bón P) + Công thức 4: Đối chứng - K (không bón K) + Công thức 5: Đối chứng - Vôi (không bón vôi) * Cách bón: 10m 5 m 3m 7m 5 m

- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân +50% vôi vào hàng. Lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân, sau đó mới gieo hạt. Tránh để hạt tiếp xúc với phân sẽ làm mất sức nảy mầm

- Bón thúc đợt 1 (15÷20 ngày sau khi gieo): khi cây đạt 3÷5 lá thật bón 1/2 urê + 1/2 kali vào 2 bên gốc.

- Bón thúc đợt 2 (40÷45 ngày sau khi gieo): khi cây ra hoa rộ bón 1/2 Kali còn lại + 1/2 urê còn lại + vôi còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 38 - 40)