- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất cát tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
3.2. Thu nhập của các công thức thí nghiệm
Năng suất cuối cùng và lợi nhuận của sử dụng phân bón là những chỉ tiêu để đánh giá một công thức phân bón được xem là phù hợp đối với mỗi loại cây trồng trên một loại đất cụ thể trong một điều kiện mùa vụ nhất định. Không phải lúc nào năng suất cây trồng đạt cao cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ thu được lợi nhuận lớn. Lợi nhuận thu được từ phân bón phụ thuộc trước hết vào hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng, có nghĩa là lượng phân bón đầu tư cho cây trồng được sử dụng ở mức cao nhất có thể, giảm thiểu sự mất mát do bay hơi, rửa trôi v.v.
Đầu tư phân bón và kết quả sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong thực tế người sản xuất không chỉ tính đến việc đầu tư để tăng cao năng suất, mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thêm. Nếu tốc độ tăng kết quả sản xuất lớn hơn tốc độ tăng đầu tư phân bón, thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Nhưng khi tốc độ tăng đầu tư lớn hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất thì người sản xuất sẽ bị lỗ.
Bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở cho cây trồng đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc tính toán hiệu quả trong việc sử dụng phân bón là điều không dễ dàng. Vì đối với các loại phân chậm tan như phân lân, phân chuồng thường có tác dụng trong nhiều vụ nên khó có thể tính toán chính xác trong 1 vụ.
Số liệu tính toán được thể hiện ở Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.5.
Bảng 3.6. Chênh lệch thu nhập của lạc giữa các công thức thí nghiệm
(tính cho 01 ha) ĐVT: 1.000đ Công thức Chi phí mua phân bón NSTT (tạ/ha) Tổng thu Thu nhập sau khi trừ chi phí phân bón Chênh lệch so với đối chứng (CTI) I 9.625 23,1 60.060 50.435 0 II 8.975 21,5 55.900 46.925 -3.510 III 8.500 19,8 51.480 42.980 -7.455 IV 8.525 18,3 47.580 39.055 -11.380 V 8.875 18,2 47.320 38.445 -11.990
Kết quả tính toán cho thấy: thu nhập sau khi trừ chi phí phân bón ở các công thức bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đều đạt thấp hơn so với đối chứng (bón đầy đủ chất dinh dưỡng). Thấp nhất ở công thức V (không bón vôi) chỉ đạt 38.445.000 đồng thấp hơn 11.990.000 đ so với đối chứng. Ở các công thức không bón đạm, lân và kali thu nhập đạt tương ứng 46.925.000 đồng, 42.980.000 đồng, 38.445.000 đồng, thấp hơn tương ứng 3.510.000đ, 7.455.000đ, 11.380.000đ so với công thức đối chứng.
Như vậy, ở các công thức bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng đều có thu nhập thấp hơn so với công thức đối chứng (bón phân đầy đủ). Điều này chứng tỏ rằng bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lạc.
Biểu đồ 3.2. Thu nhập sau khi trừ chi phí phân bón của lạc ở các công thức thí nghiệm