Tình hình sản xuất lạc tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 34 - 37)

Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng có khí hậu thời tiết phức tạp, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên gây nhiều khó khăn trong phát triển. Sản xuất nông nghiệp của Nghệ An cũng như Nghi Lộc đang trên đà phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cây trồng có sự đa dạng, một số loại cây trồng chính như lúa, lạc, ngô, . . . có diện tích tương đối lớn, nhưng năng suất còn thấp do điều kiện đất đai

đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp sự hoạt động của hai loại gió mùa chính, gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt, gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5÷10OC so với nhiệt độ trung bình năm. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hàng năm là 20÷70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh. Trong mùa mưa, nhiệt độ hạ thấp, lượng mưa lớn, tập trung, gây ra lũ lụt trên diện rộng vào tháng 10, 11. Vì vậy, cơ cấu mùa vụ của các cây hàng năm ở tỉnh được bố trí chủ yếu trong vụ Xuân và vụ Hè Thu.

Ở Nghệ An, lạc là một trong những cây trồng ngắn ngày quan trọng, có hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh từ năm 2006 - 2010 được thể hiện ở bảng 1.7.

Bảng 1.7. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Nghệ An [32]

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2006 23.324 19,76 46.077

2007 24.442 21,68 52.986

2008 23.448 22,24 52.142

2009 23.757 22,34 53.078

2010 21.919 21,02 46.069

Qua số liệu trên bảng 1.7 cho thấy, trong 5 năm (2006÷2010) diện tích sản xuất lạc ở Nghệ An tương đối ổn định và năng suất, sản lượng có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên, năng suất tăng từ 19,76 tạ/ha (năm 2006) lên 22,34 tạ/ha (năm 2009); Sản lượng tăng từ 46.077 tấn (năm 2006) lên 53.078 tấn (năm 2009). Đến năm 2010 diện tích lạc giảm xuống 21.919

ha, năng suất giảm còn 21,02 tạ/ha dẫn đến sản lượng lạc toàn tỉnh chỉ còn 46.069 tấn. Nguyên nhân là do năm 2010 sản xuất nông nghiệp Nghệ An gặp nhiều khó khăn, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài làm cho một số diện tích lạc gieo không mọc được, người dân phải chuyển qua trồng một số loại cây trồng khác. Thời tiết khắc nghiệt cũng làm cây lạc sinh trưởng, phát triển kém, năng suất đạt được không cao.

Những năm trước ở Nghệ An chủ yếu sản xuất các giống lạc Sen Nghệ an, LVT, MD7, L08, . . . có thời gian sinh trưởng 95÷115 ngày. Năng suất bình quân 15÷18 tạ/ha, những nơi thâm canh tốt năng suất đạt cao nhất 20÷22 tạ/ha. Trong các năm gần đây, tại các huyện như Nghi Lộc, Diễn Châu đã tiến hành xây dựng mô hình khảo nghiệm một số giống lạc mới có năng suất cao, chất lượng tốt như L14, L18, L23, Shan dầu 30, . . . kết quả các mô hình rất thành công, được các địa phương đánh giá cao. Hiện nay, diện tích lạc giống mới đã và đang phát triển nhiều trong sản xuất đại trà. Nhưng bước đầu mới chỉ khảo nghiệm tính thích nghi, còn các khâu về chân đất, liều lượng phân bón thì chưa được nghiên cứu cụ thể, vì vậy nên năng suất của các giống lạc trong thực tế còn hạn chế.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 34 - 37)