Một số tính chất hoá học của đất trồng lạc sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 71 - 73)

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất cát tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

3.3.Một số tính chất hoá học của đất trồng lạc sau thu hoạch

Đất là giá thể cho cây trồng sinh sống, là nơi cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây. Cây có thể sống trên đất là nhờ độ phì nhiêu của đất. Độ phì nhiêu là một chỉ tiêu tổng hợp, là sự phản ảnh tất cả các tính chất của đất. Những hiểu biết đúng đắn về khoa học đất, giúp cho việc khai thác đất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Để hiểu rõ khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất cho cây, mối quan hệ giữa hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu trong đất với khả năng cho năng suất của cây lạc chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hóa tính của đất trước và sau thí nghiệm, thu được kết quả ở Bảng 3.7:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đất ở Bảng 3.7 cho thấy: các mẫu đất phân tích đều có độ chua cao (pH dao động từ 4,07÷4,15). Hàm lượng mùn trong đất đều ở mức nghèo, thấp nhất ở công thức III đạt 0,97% và cao nhất ở công thức I đạt 1,07% (bón đầy đủ). Hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu ở các công thức thí nghiệm sau thu hoạch đều ở mức nghèo (trừ hàm lượng lân dễ tiêu). Các cation trao đổi (Ca2+ và Mg2+) ở mức rất thấp.

Bảng 3.7. Một số tính chất hoá học của đất trước và sau thí nghiệm Công thức pHKCl Mùn (%) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) Ca2+ và Mg2+ (ldl/100g đất) N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ 0 4,1 1,17 0,08 0,05 0,45 15,27 4,2 0,8 0,2 I 4,14 1,07 0,07 0,05 0,46 16,22 4,9 0,8 0,27 II 4,15 1,01 0,08 0,04 0,43 18,65 3,48 0,8 0,5 III 4,08 0,97 0,06 0,03 0,76 12,96 2,53 0,9 0,4 IV 4,1 1,05 0,07 0,04 0,52 14,23 1,2 1,2 0,5 V 4,07 1,06 0,07 0,05 0,5 18,55 3,38 0,6 0,3

Như vậy, mặc dù thuộc nhóm đất cát nhưng có hàm lượng lân dễ tiêu khá là yếu tố thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Mặc dầu vậy,

xét về tổng thể, đất cát tại vùng nghiên cứu có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, đặc biệt là kali dễ tiêu. Ca2+ và Mg2+ trong đất thấp, đất chua. Đây là những điều kiện không thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển và rất cần được khắc phục.

Tóm lại, ngoài yếu tố chất lượng giống, theo chúng tô,i độ chua cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thấp là những yếu tố hạn chế đáng kể năng suất lạc trên địa bàn nghiên cứu. Để có thể đạt năng suất lạc cao trên đất tại vùng này, sử dụng phân bón hợp lý là biện pháp cần thiết và hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 71 - 73)