Điều kiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 40 - 43)

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất cát tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2.3.2.Điều kiện thí nghiệm

2.3.2.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm thực hiện trong vụ Xuân 2011, tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2.3.2.2. Ảnh hưởng của thời tiết đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ Xuân 2011

Để tìm hiểu cụ thể, trong thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã thu thập số liệu về thời tiết khí hậu trong vụ Xuân 2011 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ và trên địa bàn được kết quả ở Bảng 2.1:

Trong tháng 1, nhiệt độ trung bình giai đoạn này thấp (14,20C), số ngày mưa nhiều, độ ẩm cao và số giờ nắng ít nên không thuận lợi cho việc làm đất và gieo trồng lạc. Vào những ngày 21-23/1/2011 thời tiết hơi thuận lợi nên chúng tôi tiến hành gieo lạc. Sau khi gieo, trời lại có mưa dầm và rét nên ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt và cây con, từ đó làm ảnh hưởng tới năng suất sau này.

Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 17,70C, ẩm độ trung bình 88%, số ngày mưa trong tháng thấp (13 ngày), lượng mưa thấp chỉ có 22,6 mm.

Tháng 3: Nhiệt độ trung bình thấp (16,90C), có ngày nhiệt độ hạ xuống 12,20C. Rét và mưa dầm kéo dài đặc biệt là những ngày cuối tháng nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc.

Tháng 4: Đây là lúc lạc bắt đầu ra hoa và đang trong giai đoạn tạo quả. Nhiệt độ trung bình trong tháng 4 là 230C, số ngày mưa 8 ngày, số giờ nắng là 102 giờ và ẩm độ trung bình 87% tương đối thuận lợi cho cây lạc ra hoa và thụ tinh, đâm tia.

Tháng 5 và những ngày đầu tháng 6: Đây là thời kỳ lạc trong giai đoạn vào quả. Nhiệt độ trung bình và số giờ nắng tương đối lớn thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển, tích lũy chất dự trữ tạo năng suất cây trồng.

Bảng 2.1. Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2011

Tháng Nhiệt độ (00C) Mưa (mm) Độ ẩm (%)

Ttb Tmax Tmin S.ngày Lượng Utb Umin

1 14,2 23,8 9,2 25 46,6 87 56 1 2 17,7 25,0 12,2 13 22,6 88 60 43 3 16,9 25,9 9,7 22 56,7 89 57 21 4 23 32,5 15,3 8 29,1 87 55 102 5 27,5 37,0 21,8 11 114,0 80 47 191 6 30,6 38,2 30,6 9 91,8 71 43 222

(Nguồn: T.T.K.T Thủy văn Bắc Trung Bộ 2011)

* Nhận xét chung

Tình hình rét đậm rét hại và mưa dầm từ tháng 1 đến tháng 3/2011 làm cho các loại cây trồng đều bị kéo dài sinh trưởng từ 1-1,5 tháng so với mọi năm làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất. Riêng cây lạc thời gian từ gieo đến ra hoa bị kéo dài thêm 20 ngày (68 ngày) và quá trình phát triển sinh khối thấp. Năng suất lạc bình quân chung vụ Xuân 2011 của toàn tỉnh không cao, chỉ đạt 21 tạ/ha.

Vì vậy, yếu tố thời tiết vụ Xuân 2011 ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của thí nghiệm.

2.3.3. Nghiên cứu về cây trồng

Các nghiên cứu trên cây trồng chúng tôi thực hiện theo “Sổ tay nghiên cứu khoa học ngành Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế [30]

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển: Theo dõi 5 cây/ô thí nghiệm. +

Chiều cao cây: Theo dõi qua từng giai đoạn: Bắt đầu ra hoa; ra hoa rộ; thu hoạch.

Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.

+ Tổng số lá trên cây: Theo dõi qua từng giai đoạn: Bắt đầu ra hoa; ra hoa rộ; thu hoạch.

+ Tổng số hoa/cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu.

* Tổng số hoa trên cây: Theo dõi hàng ngày cho đến khi số hoa/cây/ngày nhỏ hơn 1 và không tăng liên tục trong ba ngày.

* Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%): [(Số quả chắc trên cây/tổng số hoa trên cây) x 100].

- Các chỉ tiêu về sinh lý:

+ Khối lượng tươi của nốt sần (5 cây/1 ô thí nghiệm): Theo dõi qua từng giai đoạn: Bắt đầu ra hoa; ra hoa rộ; thu hoạch.

Nhổ cây ở thời kỳ theo dõi, rửa sạch, tách nốt sần, cân khối lượng tươi của số nốt sần.

+ Năng suất sinh khối (tạ/ha): Theo dõi qua từng giai đoạn bắt đầu ra hoa; ra hoa rộ; thu hoạch.

Tiến hành nhổ cây ở mỗi giai đoạn theo dõi (5 cây/1 ô thí nghiệm) và tiến hành cân khối lượng tươi của cây, sau đó đem sấy khô đến khối lượng không đổi và cân khối lượng khô tuyệt đối của cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất sinh khối (tạ/ha) = (Pkhô cây (tạ) x mật độ trồng/m2 x 7500) - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

+ Tổng số quả chắc/cây: Đếm số quả chắc trên từng cây (kiểm tra 5 cây/ô thí nghiệm)

+ Khối lượng 100 quả khô (g): Lấy ngẫu nhiên cho đủ 100 g quả khô (1). Cân, đếm số quả (2) và quy ra khối lượng 100 quả. Lấy 1 mẫu/1 ô thí nghiệm.

P100 quả (g) = [(1) x 100/(2)]

+ Khối lượng 100 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên cho đủ 100g hạt khô (3). Cân, đếm số hạt (4) và quy ra trọng lượng 100 hạt. Lấy 1 mẫu/một ô thí nghiệm.

P100 hạt (g) = [(3) x 100/(4)]

+ Tỷ lệ nhân/quả: Lấy ngẫu nhiên 100 quả khô. Cân để lấy trọng lượng 100 quả (5). Bóc vỏ, lấy nhân và tiến hành cân để biết khối lượng nhân (6). Tính tỉ lệ phần trăm khối lượng nhân/quả. Lấy 1 mẫu/một ô thí nghiệm.

Tỷ lệ nhân (%) = [(5) x 100/(6)] + Năng suất lý thuyết (tạ/ha).

NSLT = [(Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả (g) x 7500)/107] + Năng suất thực thu (tạ/ha).

NSTT = [Năng suất 1m2 x 7.500 m2]

Khối lượng quả khô/ô Năng suất 1m2 (kg) =

Diện tích ô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 40 - 43)