Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 33 - 34)

Trong nhiều năm trở lại đây, việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực. Vì vậy, người dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, cũng như góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới. Đồng thời, việc sử dụng những giống mới có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh lạc tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy năng suất và sản lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng.

Diện tích trồng lạc ở nước ta trong những năm qua không mở rộng nhiều (năm 2005 là 269,6 nghìn ha đến năm 2009 cũng chỉ có 249,2 nghìn ha) nhưng do áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật nên sản lượng lạc đã tăng lên từ 489,3 nghìn tấn năm 2005 tăng lên 525,8 nghìn tấn năm 2009. Sản lượng lạc Việt Nam tăng là do năng suất tăng, năm 2005 năng suất lạc bình quân mới chỉ 18 tạ/ha đến năm 2009 năng suất đã lên tới khoảng 21,1 tạ/ha [49].

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2005÷2009 [49] Chỉ tiêu Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2005 269,6 18 489,3 2006 246,7 18 462,5 2007 254,5 20 510,0 2008 256,0 21 533,8 2009 249,2 21,1 525,8

Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn nhưng để có thể khai thác triệt để tiềm năng này cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một cách rộng rãi trong sản xuất.

Bảng 1.6 cho thấy, diện gieo trồng lạc của các vùng có biến động nhẹ qua các năm. Vùng chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất là Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung là 116.000 ha (năm 2005) chiếm 43% diện tích cả nước. Diện tích lạc của cả nước, và các tiểu vùng có giảm nhẹ qua các năm là do một số diện tích trong vườn cây cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả đã khép tán và nhiều diện tích chuyển đổi sang các cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả hơn như cao su, hồ tiêu, cà phê, . . .

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất lạc ở một số vùng từ năm 2005÷2009 [49] ĐVT: 1.000 ha, tấn TT Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Cả nước 269,6 246,7 254,5 255,3 249,2 1 Đồng bằng sông Hồng 37,6 33,0 34,7 34,5 31,3

2 Trung du và miền núi phía Bắc 42,8 41,6 44,2 50,5 50,4 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung 116,0 107,1 111,2 107,3 108,2

4 Tây Nguyên 24,5 23,1 21,0 19,5 17,7

5 Đông Nam Bộ 34,8 29,9 29,8 29,6 29,1

6 Đồng bằng sông Cửu Long 13,9 12,0 13,6 13,9 12,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống lạc l14 trên dất cát ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 33 - 34)