Miêu tả hành động:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 33 - 35)

Bên cạnh ngoại hình, hành động nhân vật cũng là một lĩnh vực đợc các nhà văn chú trọng. Hành động là những cử chỉ, động tác, những việc làm cụ thể của nhân vật trong những quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Miêu tả hành động là một biện pháp nghệ thuật quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật.

Con ngời trong tiểu thuyết cổ điển là con ngời hành động, nên miêu tả hành động để khắc hoạ tính cách nhân vật là một trong những ý đồ thủ pháp nghệ thuật nổi bật của các tác giả cổ điển. Trong “Tam quốc chí diễn nghĩa”, hành động Quan Vũ chém đầu Hoa Hùng nhanh đến bất ngờ bộc lộ tài năng chiến trận phi thờng. Hành động Quan Vũ ung dung đánh cờ để Hoa Đà cạo độc chữa vết thơng mặt vẫn không biến sắc là hành động của một bậc đại dũng, đại trợng phu. Hay hành động của Trơng Phi trói quan thanh tra vào chuồng ngựa bẻ cành cây mà đánh; đòi đốt lều Khổng Minh chỉ vì Khổng Minh cha ra tiếp Lu bị; vác bát xà mâu đâm Quan Công khi nghe tin Quan Công hàng Tào Tháo... đều thể hiện sự thẳng thắn, cơng trực, trung nghĩa của Trơng Phi...

Trong “Hồng lâu mộng”, hành động của Giả Bảo Ngọc: khi Tình Văn chết, làm thơ tế hoa phù dung; khi Kim Xuyến mất, lặng lẽ thắp hơng cho nàng; chải tóc cho Xạ Nguyệt; chăm sóc Tập Nhân ốm; chơi đùa với các a hoàn... đều thể hiện sự gần gũi, quan tâm, thái độ coi trọng phụ nữ của chàng.Tuy nhiên, hành động trong tiểu thuyết Minh- Thanh nói chung thờng mang tính chất phi thờng và việc miêu tả hành động thờng chỉ để khắc hoạ tính cách. Các nhà văn rất ít chú ý tới thể hiện nội tâm . Vì thế, hình tợng nhân vật còn đơn giản, cha có đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc, nhiều khi thiếu chân thực.

Kế thừa thủ pháp truyền thống này, với quan niệm mới mẻ về con ngời, khác với các tác giả cổ điển, Lỗ Tấn vừa miêu tả hành động, vừa miêu tả nội tâm và miêu tả hành động để bộc lộ nội tâm nhân vật. Trong 25 truyện ngắn sáng tác thời kỳ đầu của ông, hầu nh không có truyện nào tả hành động mà không liên quan đến nội tâm , nội tâm đợc bộc lộ bằng hành động.

Trong “Luồng ánh sáng”, hành động đào bới khắp nơi trong nhà rồi lên núi theo sự di chuyển của luồng ánh sáng để tìm vàng của Trần Sĩ Thành bộc lộ nét tâm lý của ngời trí thức đợc giáo dục bởi nền giáo dục phong kiến đã tự chôn vùi mình trong danh vị, tiên tài, dục vọng. Hành đông luôn mặc chiếc áo daì thâm đến trớc cửa quán Hàm Hanh uống rợu của Khổng ất Kỉ trong khi tất cả mọi ngời đứng uống rợu đều mặc áo cọc thể hiện giấc mộng khoa cử dang đè nặng trong tâm hồn anh ta . Trong “Ngời cô độc” , hành động của Nguỵ Liên Thù bỗng nhiên: “Chảy nớc mắt ròng ròng , rồi khóc thất thanh, sau đó lại

rống lên nh con chó sói bị thơng rống lên giữa cánh đồng vắng đêm khuya, nghe vừa thảm thiết, vừa phản nộ, vừa bi ai”[28,359] thể hiện sự đau đớn , xót

thơng tột độ của anh đối với ngời bà của mình nhng đó cũng là tiếng khóc cho chính bản thân anh, tiếng khóc báo hiệu sự mở đầu , sự kế thừa một phần tính cách cô độc nơi ngời bà trẻ của anh, đồng thời cũng thể hiện sự bất mãn cao độ của Nguỵ Liên Thù trớc xã hội .

Nh vậy, ở ngời trí thức chúng ta thấy giữa hành động và tâm lý luôn đi đôi với nhau . Hành động là kết quả của quá trình tâm lý. Ngợc lại , tâm lý nhân vật lại đợc biểu thị ra ngoài qua hành động .

Không chỉ ở những truyện ngắn về nhân vật trí thức mà trong những truyện ngắn về nông dân và thị dân Lỗ Tấn cũng rất chú ý miêu tả hành động của họ . Ví nh hành đông đập đầu vào hơng án của thím Tờng Lâm ( Lễ cầu phúc ) thể hiện tinh thần phản kháng lại gia đình nhà chồng của thím . Việc thím kể đi kể lại câu chuyện thằng Mao bị chó sói tha thể hiện sự ám ảnh trong tâm lý ngời mẹ mất con đồng thời thể hiện khát khao đợc sẻ chia, cảm thông của mọi ngời đối với nỗi đau khổ của thím. Rồi hành động” : “Thím thụt tay lại nh bị bỏng,

mặt xám ngắt. Thím không đi lấy đôi đèn nến nữa, cứ đứng ngẩn ra đó ( ... ) . Thím đâm ra nhút nhát, sợ đêm tối, sợ bóng đen, bất cứ gặp ai, thậm chí gặp chú T, cũng cứ lấm la lấm lét nh chuột nhắt ra khỏi hang giữa ban ngày. Hoặc có khi thím ngồi ngây ra chẳng khác gì pho tợng gỗ’’[28,263-264] nói lên

trạng thái tâm lý sợ sệt, tê liệt về tinh thần của thím Tờng Lâm. Rõ ràng ở nhân vật Tờng Lâm giữa hành động và nội tâm có sự thống nhất khá cao.

Tóm lại , nếu nh miêu tả ngoại hình nhân vật giúp Lỗ Tấn cá biệt hoá và bộc lộ tính cách nhân vật thì miêu tả hành động gắn liền với tâm lý lại giúp ông thể hiện đợc tính cách, tâm lý nhân vật , đồng thời thúc đẩy cốt truyện phát triển. ở đây- nói nh V.E.Khalizép : “Chân dung dờng nh hoà tan vào hành

động đợc miêu tả và phần nhiều trở thành biểu thị hành vi biểu cảm của nhân vật”[20, 277] .

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w