Thể hiện tâmlý nhânvật qua độc thoại nội tâm:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 66 - 67)

Độc thoại nội tâm là một thủ pháp rất cơ bản để thể hiện tâmlý nhân vật cho nên khái niệm này không chỉ đợc các nhà văn mà còn đợc nhiều nhà nghiên cứu hết sức quan tâm. Xung quanh khái niêm độc thoại nội tâm, có nhiều định nghĩa khác nhau nhng theo chúng tôi, định nghĩa của các tác giả “Từ điển thuật

ngữ văn học” là đầy đủ và chính xác hơn cả: “Độc thoại nộitâm là lời phát ngôn

của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó”[9,108].

Độc thoại nội tâm là môt thủ pháp bộc lộ tâm lý nhân vật một cách trực tiếp và nhanh nhất , có vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện tâm lý nhân vật.Trớc hết, nó tạo đợc yếu tố khách quan cho đời sống mỗi nhân vật, làm cho hình tơng nhân vật trở nên chân thực hơn. Sau nữa, độc thoại nội tâm giúp nhân vật phô bày cái “Tôi” của mình nghĩa là nhân vật tự thể hiện “tiểu sử tâm

hồn”, tự thú lơng tâm, trách nhiệm của mình trớc cuộc sống. Qua độc thoại nội

tâm, nhân vật hiện lên đầy đủ, phong phú về đời sống nội tâm cũng nh chiều sâu tâm trạng. Chính vì vậy, độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất giúp nhà văn thể hiện tâm lý nhân vật.

Là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa, với mục đích sáng tác truyện ngắn là để chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân, Lỗ Tấn rất có ý thức đi sâu khám phá thế giới nội tâm bí ẩn của con ngời. Vì vậy, độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu thể hiện tâm lý nhân vạt trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn và có thể chia làm hai dạngcơ bản sau:

-Dạng 1 (D1): Độc thoại nội tâm thuần tuý. -Dạng 2(D2): Dạng lời nói nửa trực tiếp

Dới đây là bảng thống kê sơ bộ của chúng tôi về số lần độc thoại nội tâm trong một số truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn.

TT Tên truyện Nhân vật chính Số lần

1. Nhật ký ngời điên Ngời điên 49 0 49

2. A.Q chính truyện A.Q 29 14 43

3. Tiếc thơng những ngày đã mất Quyên Sinh 41 0 41 4. Một gia đình hạnh phúc Nhà văn 21 0 21

5. Ngày mai T Thiền 6 3 9

6. Cao phu tử Cao Cán Đình 2 5 7

7. Cố hơng “Tôi” 2 4 6

8. Luồng ánh sáng Trần Sĩ Thành 3 3 6

9. Anh em Trơng Bái Quân 1 3 4

10. Mẫu chuyện nhỏ “Tôi” 1 1 2

11. Thỏ và mèo “Tôi” 0 2 2

12. Hát tuồng ngày rớc thần “Tôi” 2 0 2

13. Li hôn Cô ái 2 0 2

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy tần số lời độc thoại nội tâm xuất hiện

rất nhiều trong hầu hết các truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn, tập trung nhiều nhất là ở các nhân vật trung tâm nh: Ngời điên (Nhật ký ngời điên), Quyên Sinh (Tiếc thơng những ngày đã mất), nhà văn (Một gia đình hạnh phúc), A.Q (A.Q

chính truyện)...Đặc biệt có những truyện hầu nh không có chuyện mà chỉ là

những cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm trạng dàn trải từ đầu đến cuối nh: “Nhật ký ngời điên”, “Tiếc thơng những ngày đã mất”.Đây là những truyện kể tâm t (dòng ý thức), là “biểu hiện đặc biệt, cực đoan của độc thoại nội

tâm”[10,81] trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn.

Những điều này chứng tỏ rằng nhân vật trong truyện ngắn lỗ Tấn thiên về suy nghĩ hơn hành động. Đó là những con ngời tâm trạng. Lỗ Tấn chủ yếu đi sâu khai thác những suy nghĩ thầm kín bên trong của nhân vật, đi sâu đến tận cùng của thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con ngời để thấy đợc tấn bi kịch tinh thần của họ trớc áp lực của hoàn cảnh.

Sau đây, chúng tôi sẽ lần lợt đi vào các dạng cụ thể:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w