Kết cấu truyện:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 70 - 80)

Kết cấu là một yếu tố hình thức hết sức quan trọng của tác phẩm nghệ thuật. Xung quanh khái niệm kết cấu hiện tại có khá nhiều ý kiến khác nhau, ở

đây, để tiện làm việc chúng tôi xin đợc lấy ý kiến của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học”: “Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố

các thành phần, hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tuỳ theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với t tởng. Các qui luật của kết cấu là kết quả của nhận thức thẩm mĩ , phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phơng thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái đợc mô tả”[1,169].

Kết cấu không chỉ có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức cốt truyện, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật, tổ chức các yếu tố ngoàI cốt truyện mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức hệ thống tính cách. Chính vì vậy, việc xây dựng nhân vật qua yếu tố kết cấu đợc xem là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng của nhà văn.

Trong tiểu thuyết cổ điển, các nhà văn thờng chọn kiểu kết cấu chơng hồi, lấy thời gian làm trục xâu chuỗi các sự kiện, biến cố và triển khai hành động của nhân vật. Cốt truyện thờng đợc chia theo nhiều chơng, mỗi chơng gồm một hay nhiều sự kiện liên hệ chặt chẽ với nhau theo mối quan hệ nhân- quả, đợc mở đầu bằng mấy câu thơ và kết thức theo công thức: “Hạ hồi phân giải”. “Tam quốc chí diễn nghĩa”, “ Thuỷ hử”, “ Tây du ký”, “Hồng lâu

mộng”... đều có kiểu kết cấu nh vậy.

Lỗ Tấn là một nhà văn hiện đại. Các nhà bình luận văn học Trung Quốc những năm 20, 30 của thế kỷ XX đã gọi truyện của Lỗ Tấn là tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết Âu Dơng (phơng Tây hoá). Tác phẩm của ông thiên về khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật, “phát giác sự vật trong những bề cha thấy, ở cái bề

sâu, ở cái bề xa” (Chế Lan Viên). Vì vậy, trong truyện ngắn thời kỳ đầu của

mình, nhà văn sáng tạo ra kiểu kết cấu hết sức độc đáo, mới mẻ: kết cấu theo dòng tâm lý nhân vật.

Khảo sát hai tập truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn, chúng ta thấy trong tác phẩm của mình, Lỗ Tấn chọn lấy quá trình hoạt động bên trong của nhân vật, những phản ứng tâm lý của nhân vật đối với sự kiện và diễn biến tâm trạng trong mối quan hệ với các nhân vật khác làm cơ sở tổ chức tác phẩm. Đặc điểm nổi bật của lối kết cấu này là việc sắp xếp các tình tiết một cách khéo léo, nhịp nhàng dựa trên sự phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật.

“Nhật ký ngời điên” là tác phẩm tiêu biểu nhất cho loại kết cấu này. Tác phẩm đợc kết cấu bởi 13 phần, mỗi phần là một mảnh tâm trạng của nhân vật.

Phần một: thái độ sợ sệt; phần hai: sự ngạc nhiên, kinh hãi xen lẫn đau xót; phần ba: trạng thái chìm đắm trong suy t... Và xâu chuỗi những mảnh tâm trạng, dòng suy nghĩ của ngời điên, ngời đọc sẽ nhận thức đợc những đIều giống nh chân lý mà ngời điên phát hiện ra. ở đây tác phẩm đợc chia thành nhiều đoạn và mỗi đoạn đợc nối kết với nhau bằng đờng dây tâm lý của nhân vật. Hay nói cách khác cốt truyện đợc tổ chức men theo dòng tâm lý của nhân vật.

Trong “Một gia đình hạnh phúc” cũng vậy các sự kiện, tình tiết lại đợc nối kết với nhau theo dòng tâm lý của nhân vật nhà văn. Toàn truyện là những suy nghĩ của nhân vật về một tác phẩm mang tên “Một gia đình hạnh phúc” xen lẫn với những suy nghĩ về cuộc sống đầy khó khăn, túng quẫn của gia đình anh ta. Qua đó, nhà văn giúp ngời đọc thấy đợc sự bất lực của tầng lớp trí thức mới trớc thực tại áo cơm ghì sát đất.

Còn trong “Tiếc thơng những ngày đã mất” chúng ta lại thấy cốt truyện đợc triển khai không phải bởi hành động, sự kiện mà theo dòng hồi ức triền miên của Quyên Sinh về quãng đời sống bên Tử Quân...

Nh vậy ở loại kết cấu này cốt truyện hết sức sơ lợc, ít biến cố, sự kiện, số trang không nhiều, mạch truyện phát triển chậm. Chính những dằn vặt, suy t sâu sắc của nhân vật đã dẫn dắt cốt truyện phát triển đi lên. ở đây sự kiện, biến cố nếu có cũng chỉ là cái cớ để nhân vật bộc lộ tâm lý, cảm xúc của mình. Nói cách khác những sự kiện, biến cố bị đẩy lùi xuống phía sau nhờng chỗ cho sự miêu tả, phân tích đời sống tinh thần bên trong của nhân vật. Nhờ đó mà tâm lý nhân vật đợc thể hiện một cách sâu sắc.

Lỗ Tấn còn linh chủ động kết cấu truyên men theo dòng ý thức để tổ chức kết cấu nên truyện của ông nhiều khi không theo trình tự thời gian trớc sau theo quan hệ nhân quả mà có sự đảo lộn xen kẽ, xáo trộn trật tự để khai, cốt truyện hấp dẫn và nhất là để bộc lộ ý đồ, t tởng nghệ thuật một cách hiệu quả nhất. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Lỗ Tấn không đi theo qui luật vận động từ quá khứ- hiện tại- tơng lai mà thờng mở đầu ở thời gian hiện tại sau đó mới lần về quá khứ. Thời gian xảy ra của cốt truyện chủ yếu là thời gian đã qua và kết thúc cốt truyện cũng là kết thúc khoảng thời gian này, tác phẩm khép lại khi nhân vật đã kể xong câu chuyện của mình trở về với thời gian hiện tại. Điều này đã giúp tác giả chuyển sự chú ý của độc giả từ sự kiện này đến sự kiện khác, từ những gì xảy ra bên ngoài sang nội tình bên trong cuộc đời và tính cách của nhân vật. Từ đó mà độc giả có đợc cái nhìn đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về

nhân vật, về một vấn đề nào đó muốn gửi gắm qua bức thông điệp nghệ thuật của mình. Đúng nh V.E.Khalizép đã nhận xét: “Kết cấu tích cực, lắp ghép cho

phép nhà văn thể hiện các mối quan hệ chiều sâu không trực tiếp quan sát đ- ợc giữa các hiện tợng, sự kiện, sự việc đời sống”[20,258].

Trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn có rất nhiều truyện đợc triển khai theo kiểu này. Tiêu biểu là các truyện: “Lễ cầu phúc”, “Trong quán rợu”, “Cố hơng”, “Mẩu chuyện nhỏ”...

Truyện ngắn “Lễ cầu phúc” mở đầu bằng khoảng thời gian hiện tại: nhân vật “Tôi”về quê Lỗ Trấn trong một ngày cuối năm khi dân làng đang chuẩn bị lễ cầu phúc. Sau đó tác giả theo dòng hồi tởng của nhân vật “Tôi” trở về quá khứ gần để nói về việc găp thím Tờng Lâm vào ngày hôm qua. Rồi nhà văn lại chuyển sang thời gian hiện tại để nói về cái chết của thím Tờng Lâm giữa buổi lễ cầu phúc nhộn nhịp. Lúc này, ngời đọc bị nhà văn đẩy vào tình thế tò mò muốn biết vì sao số phận thím Tờng Lâm lại nh vậy, vì sao lại phảI đi ăn mày để rồi chết một cách thảm thơng. Rồi nh để thoả mãn trí tò mò của độc giả, nhà văn ngợc lại quá khứ xa xôi để kể về cuộc đời và số phận của thím Tờng Lâm. Kết thúc truyện, nhà văn đa ngời đọc về khoảng thời gian hiện tại trong buổi lễ cầu phúc với “tiếng pháo nổ gần, kêu to quá làm tôi giật mình thức giấc”[28,264].

Nh vậy, cốt truyện ở đây có sự đan xen, lắp ghép giữa hiện tại- quá khứ- hiện tại- quá khứ- hiện tại mà không vận động theo quy luật nhân quả sự. Cách kết cấu nh vậy vừa nhấn mạnh tình trạng hiện tại của nhân vật Tờng Lâm: ngời phụ nữ cho đến lúc chết vẫn bị thần quyền dày vò bỏi ba câu hỏi vừa lý giải đợc nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của nhân vật, đồng thời tạo điều kiện cho nhà văn dừng mạch phát triển của cốt truyện bên ngoài để đi sâu vào khám phá đời sống tâm lý bên trong của nhân vật.

Trong “Cố hơng” cũng vậy. Truyện mở đầu bằng thời gian hiện tại khi nhân vật “Tôi” sau hai mơi năm xa cách trở về thăm quê. Đến khi mẹ “Tôi” nhắc đến Nhuận Thổ- một ngời bạn thân hồi nhỏ, thì: “Lúc bấy giờ trong ký ức

tôi bỗng hiện ra một cảnh tợng thần tiên, kỳ dị...”[28,95]. Lúc này nhà văn

theo dòng hồi ức của “Tôi” đa ngời đọc về quá khứ gặp Nhuận Thổ và chứng kiến tình bạn hồn nhiên, trong sáng của đôi bạn trẻ. Sau đó, “Tôi” lại trở về hiện tại gặp lại thím Hai Dơng- ngời hàng xóm trớc kia. Rồi tác giả lại theo dòng hồi ức của “Tôi” ngợc về quá khứ kể về thím Hai Dơng. Và cuối cùng câu chuyện kết thúc bằng khoảng thời gian hiện tại: “Tôi” gặp gỡ Nhuận Thổ và lên đờng ra đi

mang theo tâm trạng vừa buồn đau, vừa hi vọng. Nh vậy, ở truyện ngắn này có sự luân phiên, xen kẽ đảo ngợc trật tự thời gian .Với cách kết cấu hồi cố dựa vào tâm lý nhân vật nh vậy, nhà văn đã cho chúng ta thấy đợc sự đối lập giữa hai quảng đời nhân vật , qua đó chúng ta thấy đợc sự tha hoá của nhân cách con ng- ời: nếu nh quá khứ, Nhuận Thổ, Hai Dơng là những ngời khoẻ mạnh, xinh đẹp, thông minh, lanh lợi thì bây giờ họ là những con ngời đờ đẫn, đanh đá, bị tha hoá cả về thể xác lẫn tâm hồn. Sức mạnh tố cáo của tác phẩm cũng toát lên từ đó.

Nói chung, kiểu kết cấu này khá đơn giản, không cần nhiều chi tiết lắt léo nhng với việc đảo trật tự thời gian, thành phần cốt truyện, nhà văn đã mang đến cho ngời đọc một ấn tợng mạnh mẽ về nhân vật lột tả đợc chiều sâu tâm lý nhân vật. Đúng nh nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Cũng chừng ấy

chi tiết, chừng ấy sự kiện nhng nhà văn đã khéo léo sắp đặt, đảo lên, lộn xuống thì lại tạo nên một chiều sâu bên trong, tạo nên đợc những đờng nét của kịch tính, của nội tâm và chiều sâu tâm lý nhân vật”(Trang giấy trớc đèn).Mặt khác, tuy đây là kiểu kết cấu mang đậm màu sắc chủ quan nhng với

việc tạo ra tình huống- tình huống nhân vật “Tôi” kể lại cuộc gặp gỡ của mình với các nhân vật trong truyện sau đó truyện mới bắt đầu, thì truyện lại trở nên khách quan, tự nhiên, nhân vật hiện lên khách quan, sinh động nh những con ngời thật ở ngoài đời. Ngời đọc đợc tiếp cận ngay với nhân vật, có ấn tợng ngay với nhân vật sau đó tác giả mới cung cấp những dữ kiện để đào sâu, tìm hiểu vấn đề trớc đó. Và chính nhờ việc ngợc lại quá khứ tìm hiểu nguyên nhân mà ngời đọc nhìn ra những bí ẩn của nhân vật về tính cách, cuộc đời và số phận và cũng vì thế, tâm lý, tính cách của nhân vật cũng bật nổi hơn.

Hầu hết các truyện ngắn kết cấu kiểu này đều có nhân vật ngời kể chuyện từ thời điểm hiện tại kể lại một cách sinh động, đầy đủ những gì xảy ra trớc đó của cuộc đời có thể là của chính mình có thể là của một nhân vật khác trong truyện. Điều này tạo cho ngời đọc cảm giác có thật về những gì xảy ra với nhân vật. Sự hồi tởng thời gian quá khứ trong truyện đã biến truyện ngắn thành những trang nhật ký về ngời thật việc thật , “gây đợc ảo tởng về sự thật”(Nguyên Ngọc). Vì thế, sau khi đọc xong truyện, ngời đọc có cảm giác nh vừa bắt gặp những con ngời thật ở ngoài đời .

Ngoài ra, với kiểu kết cấu dựa vào tâm lý nhân vật, Lỗ Tấn đã có sự bố trí, sắp xếp rất hợp lý những đoạn độc thoại nội tâm xen kẽ với lời thuyết minh của ngời kể chuyện và hành động của nhân vật . ĐIều này không làm cho cốt

truyện trở nên rờm rà, kết cấu trở nên thiếu mạch lạc mà nó còn góp phần bộc lộ tính cách nhân vật một cách sắc sảo, góp phần làm tăng tính chân thực, khách quan cho hình tợng nhân vật.

Tóm lại, việc xây dựng nhân vật qua kết cấu tâm lý thực sự là một cách tân quan trọng , một cách tân to lớn trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm của Lỗ Tấn so với văn học cổ đIển . Sở dĩ Lỗ Tấn sử dụng kiểu kết cấu này để xây dựng nhân vật là bởi vì ngay từ đầu ông đã có ý thức đi sâu khám phá, tìm hiểu và phân tích nội tâm nhân vật. Và với kiểu kết cấu này, Lỗ Tấn đã rất thành công với ý đồ nghệ thuật đó của mình. Đây cũng là kiểu kết cấu mà nhiều cây bút truyện ngắn xuất sắc trên thế giới lựa chọn để tổ chức tác phẩm của mình nh: G.Môpasxăng (Bà Ecmê, Mụ Xôva, Tuyết đầu mùa, Đêm Noel...), M.Gorky

(Những ngày thu năm ấy...), Nam Cao ( Chí Phèo, Điếu văn...)...Và cũng chính chính là một hớng đi rất hiện đại của văn học nhân loại .

KếT luận

Xa nay, những tác phẩm “trở thành tấm bia kỷ niệm vĩ đại” của một thời đại xuất hiện trên văn đàn không nhiều và nếu có thì phần lớn là những tiểu thuyết dài hơi, đồ sộ còn truyện ngắn mà đợc đánh giá nh “Một toà đại lầu

chứa đựng tinh thần thời đại” thì thật là ít thấy. Thế nhng là một “danh thủ”, là

một bậc thầy truyện ngắn, Lỗ Tấn khẳng định: “Ngày nay bên cạnh những tác

phẩm văn học trở thành tấm bia kỷ niệm vĩ đại, nguy nga và huy hoàng, truyện ngắn vẫn có đủ quyền tồn tại của nó”(Lỗ Tấn toàn tập, tập 4, trang

104). Với quan niệm nh vậy, Lỗ Tấn đã sáng tác và đạt đợc nhiều thành công to lớn. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công đó chính là nhờ Lỗ Tấn đã vừa kế thừa truyền thống vừa có sự cách tân trong nghệ thuật thể hiện nhân vật.

Lỗ Tấn nghiên cứu kỹ lỡng văn học dân gian, văn học cổ điển Trung Quốc và rất có ý thức kế thừa di sản văn hoá, văn học dân tộc. Vì vậy trong truyện ngắn thời kỳ đầu của mình, Lỗ Tấn đã vận dụng các thủ pháp truyền thốngổtng văn học Trung Quốc để xây dựng nhân vật nh: miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật, đặt nhân vật vào tình huống có vấn đề, miêu tả nhân vật qua sự đối sánh với các nhân vật khác và cả lời của các nhân vật khác. Là một nhà văn hiện đại, có quan niệm mới mẻ về con ngời, lại rất có ý thức học hỏi ở các tác phẩm văn học hiện thực chủ nghĩa của phơng Tây, văn học Liên Xô, văn học các dân tộc khác và không ngừng đổi mới, cách tân trong sáng tác. Vì thế các nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn còn: Đặt vào hoàn cảnh điển hình, đợc miêu tả, khai thác sâu sắc về nội tâm nên hiện lên chân thực, sinh động, điển hình, thật sự là những “con ngời này”, và đợc ngời đọc nhớ mãi.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả giữa truyền thống và cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn đã góp phần quan trọng khắc hoạ tính cách, tâm lý của nhân vật, qua đó thể hiện chủ đề, t tởng của tác phẩm. Có thể nói: “Gào thét” và “Bàng hoàng” thông qua các nhân vật và sự kiện cụ thể đã

khắc hoạ đợc trọn vẹn một thời đại”[30,116].

Sự đổi mới, cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở tiểu thuyết thời kỳ đầu là một cống hiến hết sức to lớn của Lỗ Tấn cho văn học Trung Quốc. Từ đây, văn học Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết đoản thiên (truyện

ngắn) nói riêng có một hớng đi mới trong nghệ thuật thể hiện nhân vật. Hay nói cách khác, với những cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Lỗ Tấn đã góp phần quan trọng đa văn học Trung Quốc chuyển sang phạm trù hiện đại. Với những đóng góp lớn lao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở truyện ngắn thời kỳ đầu, Lỗ Tấn đã thực sự khẳng định đợc vị trí và tên tuổi của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ông có thể sánh ngang hàng với các cây bút truyện ngắn xuất sắc nổi tiếng thế giới nh: G.Môpasxăng (Pháp), A.Sêkhôp,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w