Miêu tả nộitâm nhânvật qua ngôn ngữ ngời kể chuyện:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 57 - 66)

“Khi xuất hiện những con ngơì khổng lồ trong truyện thì đồng thời cũng

xuất hiện những ngơi kể chuyện khổng lồ”[10,45]. Theo “Từ đIển thuật ngữ văn học”, “Ngời kể chuyện là hình tợng ớc lệ về ngời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm (...). Hình tợng ngời kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trờng xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con ngời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú , nhiều phối cảnh”[9,191]. Còn GS. Lơng Duy

Thứ thì cho rằng: “Ngời kể chuyện là ngời dẫn ra câu chuyện của tác phẩm, là

ngời xem xét, đánh giá các nhân vật và sự việc đợc phản ánh trong tác phẩm”[34,53]. Tuỳ theo phơng pháp sáng tác và thái độ của nhà văn đối với đề

tài đợc phản ánh mà vị trí của nhân vật này trong tác phẩm có khác nhau. ở một số tác phẩm, nhân vật này không đứng cùng một bình diện với nhân vật khách quan của tác phẩm; ỏ một số tác phẩm khác, nhân vật này lại đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm.

Trong các tác phẩm tự sự, ngời kể chuyện với ngôn ngữ của nó có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ tác phẩm vói chung cũng nh trong việc thể hiên nhân vật nói riêng nhất đối với việc là miêu tả và phân tích quá trình tâm lý của nhân vật. GS. Nguyễn Hải Hà khẳng định: “Ngời kể chuyện, dù có mặt dới bất

cứ hình thức nào, đều là thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự”[8,109]. Và trong tác phẩm, ngời kể chuyện hầu nh có mặt khắp

mọi nơi để kể lại, thâu tóm lại những diễn biến tâm lý, nội tâm của nhân vật để từ đó đi đến việc nắm bắt và dẫn giải diễn biến tâm lý nhân vật. Lời kể của ngời kể chuyện không chỉ mang chức năng nối kết sự kiện, hoàn chỉnh cốt truyện mà còn phản ánh những gì đang diễn ra trong tâm hồn con ngời, nó tạo ra cái khung tâm lý cho toàn bộ tác phẩm.

Đọc tiểu thuyết cổ điển, chúng ta nhận thấy cách dẫn truyện trong tác phẩm hầu nh do ngời dẫn truyện đứng ở vị trí khách quan kể và bình luận. Hay nói cách khác tiểu thuyết cổ điển gần nh không có nhân vật ngời kể chuyện với t cách là một nhân vật mang t tởng, tình cảm của tác giả đứng ra xem xét, đánh giá các nhân vật và sự việc đợc phản ánh trong tác phẩm. ở đây, chúng ta chỉ thấy ngời dẫn truyện ngồi sau cánh gà nhắc các nhân vật trong truyện phải làm thế này thế nọ chứ không hề thấy có ngời kể chuyện đứng ra bình luận, đánh giá, thuyết minh tính cách nhân vật mà nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành

động. Nói cách khác, trong tiểu thuyết cổ điển, nhân vật chủ yếu hiện lên qua lời tả của tác giả chứ không phải lời kể- ngôn ngữ ngời kể chuyện.

“Hồng lâu mộng”, đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển đã xuất hiện nhân vật ngời kể chuyện với lời thuyết minh về tâm lý nhân vật. Chẳng hạn, tâm lý phức tạp của Lâm Đại Ngọc đợc ngời kể chuyện giảng giải: “Lúc ngồi buồn không

cau mày thì cũng thở dài, nhiều khi đang yên đang lành không hiểu vì sao bỗng rơm rớm nớc mắt. Trớc có ngời khuyên răn hoặc cho là cô ta nhớ bố mẹ, nhớ quê nhà hay bị oan ức điều gì nên tìm đến an ủi, nhng sau này ngày nào cũng thế, hàng tháng, hàng năm đều thế, nên mọi ngời cũng dần quen đi, chẳng ai để ý đến nữa”(Hồi 27)[4.T2,109]. Tuy nhiên, những lời thuyết minh

trực tiếp nh thế này trong “Hồng lâu mộng” không nhiều. Và ngời kể chuyện cũng chỉ xuất hiện ở ngôi thứ ba để nói về các nhân vật trong truyện còn ở ngôi thứ nhất(xng “Tôi”) thì tuyệt nhiên không có.

“Truyện Lỗ Tấn thuộc phạm trù thi pháp hiện đại của văn học Trung

Quốc”[34,52]. ở tiểu thuyết thời kỳ đầu của ông, ta thấy ông “vừa kế thừa

truyền thống dân tộc, vừa cách tân mạnh mẽ, đa văn học Trung Quốc tơng thông với thế giới”[34,52]. Một trong những cách tân to lớn của Lỗ Tấn trong

truyện ngắn thì kỳ đầu của ông là ở nhân vật ngời kể chuyện. GS. Lơng Duy Thứ đã nhận xét rất chính xác rằng: “Đọc xong tác phẩm, chúng ta bắt gặp một

nhân vật mang t tởng, tình cảm của tác giả. Nhân vật đó chính là nhân vật ng- ời kể chuyện”[34,53]. Ông còn khẳng định chắc chắn: “Trong “Gào thét”,

“Bàng hoàng” hình tợng nhân vật ngời kể chuyện rất phát triển. Điều đó do

Lỗ Tấn sáng tác với một động cơ chiến đấu, mợn tác phẩm văn học để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội, lòng “u phẫn” của nhà văn đợc bộc lộ hừng hực nh lửa cháy, cho dù ông đã “cố ý tự kiềm thúc để ngòi bút có thể nghiêm khắc tuân theo lôgic khách quan của sự vật”[34,51]. Và chính nhân vật ngời kể

chuyện với ngôn ngữ của nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tâm lý nhân vật. Có thề nói, thể hiện tâm lý nhân vật là một cách tân quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn. Trong “Gào thét” và “Bàng hoàng”, ngời kể chuyện xuất hiện ở hai ph- ơng thức: Có khi xuất hiện ở ngôi thứ ba tức là không đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan trong tác phẩm, có khi xuất hiện ở ngôi thứ nhất (xng“Tôi”) tức là đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm. Nhng dù xuất hiện ở phơng thức nào thì cũng đều có vai trò tích cực trong việc thể hiện tâm lý của các nhân vật trong truyện.

3.2.1.1. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ ngời kể chuyện ở

ngôi thứ ba:

ở ngôi thứ ba, ngời kể chuyện đứng ngoài sự kiện, giữa các nhân vật và ngời kể chuyện có một khoảng cách. Ngời kể dờng nh: “Tách mình ra khỏi sự

đồng cảm rất lớn đối với các nhân vật và chỉ hớng sự chú ý của độc giả vào những kết quả thuần tuý”[25,126]. Và “Nhờ cách kể này, ngời đọc có cảm giác nh thể các sự kiện cứ tự nó kể ra và không có ai nói cả. Nhà văn trong cách kể này đa sự kiện lên hàng đầu và lố gắng xoá đi đến mức tối đa sự hiện diện của ngời kể chuyện”[32,136].

Trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn, ngời kể chuyện ở ngôi thứ ba đứng đằng sau tác phẩm khi ẩn khi hiện, thuyết minh cho tâm lý, tính cách của nhân vật. Theo thống kê của chúng tôi, có 12/25 truyện (chiếm 48%), có ngời kể chuyện ở ngôi này gồm: “A.Q chính truyện”, “Sóng gió”, “Tết đoan

ngọ”, “Luồng ánh sáng”, “Ngày mai”, “Một gia đình hạnh phúc”, “Miếng xà phòng”, “Ngọn đèn sáng mãi”, “Thị chúng”, “Cao phu tử”, “Anh em” và “Ly hôn”.

“A.Q chính truyện” là tác phẩm mà Lỗ Tấn sử dụng lời ngời kể chuyện ở ngôi thứ ba để miêu tả tâm lý nhân vật nhiều nhất. Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy trong tổng số 9 chơng của tác phẩm, trừ chơng đầu tiên còn lại 8 chơng sau chơng nào nhà văn cũng sử dụng lời ngời kể chuyện để miêu tả tâm lý nhân vật với tổng số 109 lần, cụ thể là: chơng 2: 11 lần, chơng 3: 18 lần, chơng 4: 11lần, chơng 5: 10 lần, chơng 6: 5 lần, chơng 7: 13 lần, chơng 8: 18 lần và đặc biệt chơng 9: 21 lần. Những con số đó chứng tỏ yếu tố tâm lý nhân vật trong tác phẩm này đợc nhà văn hết sức chú ý.

Chẳng hạn, tâm trạng của A.Q sau khi bị “Tây giả” đánh đợc ngời kể chuyện miêu tả: “Đấy lại là việc nhục nhã thứ hai trong ký ức A.Q cũng may

là sau tiếng “Đốp! Đốp!” đó thì A.Q lại tựa hồ cho thế là xong, hẳn đi một chuyện và y đã cảm thấy trong ngời nhẹ nhõm(...). A.Q chậm rãi bớc tới quán rợu có vẻ đắc ý”[28,130]. Đây quả là tâm trạng của một kẻ sống theo phép

thắng lợi tinh thần, chóng quên nhục nhã.

Hay để nói về tâm trạng của A.Q sau khi gây “bi kịch tình yêu” ngời kể chuyện kể rằng: “A.Q chạy vào nhà giã gạo, đứng một mình, còn thấy ngón

tay tê đi và còn nhớ ba chữ: “Oẳng pa tàn!...Oẳng pa tàn!”... Câu chửi bằng tiếng quan thoại này ở làng Mùi xa nay cha hề ai dùng, chỉ có những ngời tai mắt hay lui tới cửa quan mới dùng đến, cũng vì thế mà nghe có vẻ đáng sợ

hơn tất cả những tiếng chửi khác và do đó đã để lại trong đầu óc A.Q một ấn tợng rất sâu sắc. Vả lại lúc đó, A.Q cũng đã quên bẵng cáI ý nghĩ về “đàn bà”

lâu nay vẫn ám ảnh tâm hồn y. Nhng sau trận đòn, trận chửi đó, A.Q cho câu chuyện nh thế cũng gọi là yên đi và cảm thấy chẳng có gì đáng lo nghĩ nữa”[28,138].

Tâm trạng của A.Q khi nghe tin cách mạng chuẩn bị bùng nổ đã đợc ng- ời kể chuyện miêu tả một cách trực tiếp nh sau: “... Trong óc y đã có sẵn một ý

kiến chẳng biết nguồn gốc từ đâu cho rằng: làm cách mạng tức là làm giặc, làm giặc tức là báo hại y. Vì vậy nên xa nay y vẫn ghét cay ghét đắng bọn cách mạng. Ngờ đâu chính bọn nó làm cho cụ Cử danh giá khắp vùng nh thế kia mà cũng phải sợ, thì y cũng đã hơi lấy làm “lác mắt”. Huống nữa là y lại thấy lũ đàn ông, đàn bà khốn nạn ở làng Mùi cuống quýt lên nh vậy thì y càng khoái chí (...). Y vừa nghĩ ngợi vừa rảo bớc, tâm hồn lại nhẹ nhàng, hớn hở lên. Rồi chả biết thế quái nào mà bỗng y đã tởng tợng ngay rằng y là ngời cách mạng và cả bọn dân làng Mùi đã thành “tù binh” của y cả rồi”[28,160].

Đây là quá trình diễn biến tâm trạng của A.Q: lúc đầu là căm ghét sau ra thích thú. Rõ ràng trong tâm lý A.Q đã có sự thức tỉnh ít nhiều.

Nhng đến khi “Tây giả” không cho làm cách mạng thì: “Tuồng nh xa

nay A.Q cha hề bao giờ chán chờng nh hôm nay. Cho đến cả cái đuôisam quấn vòng quanh trên đầu, hôm nay y cũng cho là vô vị, đáng khinh bỉ hết sức. Y muốn đem mà buông xuống cho bõ ghét nhng rồi cũng thôi, không buông xuống(...). Thế rồi tinh thần lại phấn khởi lên, và y lại mơ tởng đến những chiếc mũ bạch, áo giáp bạch...”[28,173].

Đến màn “Đại đoàn viên”, tâm trạng của A.Q khi phải ký vào bản khai đợc ngời kể chuyện miêu tả: “A.Q lúc đó cơ hồ “hồn rơi phách lạc” (...). Y

nắm chặt lấy quản bút, miệng lẩm bẩm tha, vừa sợ hãi, vừa xấu hổ”[28,178].

Qua những dẫn chứng trên ta thấy tâm trạng của A.Q chủ yếu đợc miêu tả một cách trực tiếp bằng lời ngời kể chuyện. Nhờ đó, bức chân dung tinh thần của A.Q ngày càng đợc bồi đắp dần và hiện lên rõ nét.

Trong “Ngày mai”, diễn biến tâm trạng của chị T Thiền cũng đợc miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ ngời kể chuyện. ở truyện ngắn này, lời miêu tả tâm lý nhân vật cũng đợc sử dụng tới 16 lần, trừ trang đầu tiên ra thì hầu nh trang nào của truyện tác giả cũng sử dụng. Khi bệnh của thằng Báu- con chị nặng về ban đêm thì chị T Thiền rất nóng ruột, lo lắng: “Chị T Thiền chờ cho trời sáng; ng-

ra thở vào đợc một cái, chị thấy dài hơn một năm”[28,59]. Rồi khi con chết:

“Một hồi lâu, khóc hết cả nớc mắt, chị giơng to mắt nhìn xung quanh lấy làm

quái lạ; những việc xảy ra đều là những việc không thể xảy ra đợc(...) vẫn không tin những việc xảy ra là thật”[28,64]. Đây là tâm trạng ngỡ ngàng, đau

đớn đến tê dại trớc cái chết đột ngột của đứa con- niềm an ủi cuối cùng của cuộc đời ngời phụ nữ nông dân bất hạnh. Đến khi mọi ngời về hết thì: “Chị cảm

thấy cái gian nhà to lớn, trống trảI đó vây lấy chị, đè lên ngời chị làm chị không thở đợc. Bây giờ chị mới chắc chắn là thằng Báu của chị đã chết thật rồi”[28,66] lại là tâm trạng cô đơn, trống trải tột cùng của ngời mẹ mất con.

“Cuối cùng, chị T mơ mơ màng màng trong giấc mộng”[28,67]. Nói chung, những lời thuyết minh tâm lý trực tiếp trong truyện ngắn này thờng đợc sử dụng kết hợp với lời độc thoại nội tâm và hành động của nhân vật khiến cho diễn biến tâm lý nhân vật đợc khắc hoạ rõ ràng.

Đọc “Cao phu tử”, chúng ta cũng thấy truyện ngắn này chỉ có vẻn vẹn 16 trang nhng có tới 25 lần nhà văn sử dụng lời ngời kể chuyện để thuyết minh tâm lý nhân vật Cao Cán Đình. Vốn là một kẻ học vấn tầm thờng mà bây giờ lại đợc mời đi giảng bài lịch sử cho trờng nữ học Hiền Lơng nên ông ta luôn sống trong tâm trạng lo lắng, lúng túng, mất tự tin, buồn và xấu hổ. Ngay từ khi biết mình phải dạy cái phần mà mình không thạo thì: “Ông ta thở dài oán giận”[28,340]. Đến khi biết mình chỉ còn nửa giờ nữa thì lên lớp: “Ông ta hơi bực mình và vẻ sốt ruột lộ ra mặt”[28,343]. Sắp lên lớp mà bàI cha chuẩn bị đầy đủ nên: “Ông ta lo lắng, trông đau khổ hết sức”[28,346]. Do đó, khi lên

lớp “Tim đập thình thịch (...). Cao Phu Tử thấy mặt mình nóng bừng bừng(...).

Lúc đầu tai ông ta còn nghe rõ những điều miệng ông ta nói, nhng dần dần thì không nghe rõ nữa, thậm chí không biết mình đang nói gì”[28,348-349]. Và

lúc nào ông ta cũng “nghĩ rằng có nhiều ngời đang cời trộm ông”[28,350]. Cho đến khi về nhà rồi mà ông ta “có lúc vẫn thấy ngời nóng bừng lên. Rồi ông ta

lại giận giữ vu vơ(...). Ông ta vẫn phảng phất nghe tiếng cời”[28,352]. Với lời

thuyết minh, lý giải nội tâm của ngời kể chuyện khiến hình tợng nhân vật Cao Cán Đình- một thầy giáo dốt nát hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

Trong các truyện ngắn trên, nhân vật ngời kể chuyện tuy không xuất đầu lộ diện nhng vẫn luôn có mặt để thuyết minh về tâm lý các nhân vật trong truyện. Lời miêu tả tâm lý trực tiếp của ngời kể chuyện có khi tồn tại độc lập, có khi đợc phối hợp với lời độc thoai, đối thoại và hành động đã góp phần đắc lực vào việc biểu hiện diễn biến tâm lý nhân vật.

3.2.1.2. Miêu tả tâm lý nhân vật qua lời nhân vật “Tôi”:

Trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ Tấn, ngời kể chuyện còn xuất hiện ở mộtvị trí khác: cùng bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm với t cách là “Tôi”. Lúc này, tác giả đã đứng ở vị trí ngời kể chuyện để dẫn dắt câu chuyện. “Khoảng cách giữa ngời kể và truyện rất nhỏ trong đó ngời kể từng

sống, tng chứng kiến sự việc diễn ra cho nên cách cấu tạo và lời kể cũng có thể khác”[28,54]. ở đây, “Ngời kể không chỉ kể mà còn phải đóng vai nhân

vật, do vậy,tất yếu phải tự biểu diễn với một thái độ tình cảm nhất định, với ngôn ngữ, giọng điệu của một con ngời cụ thể. Vì thế, câu chuyện không chỉ lôi cuốn sự chú ý của ngời đọc theo dòng các biến cố, mà còn lôi cuốn ngời đọc vào cả lời kể, cách kể. Từ đó mà nảy sinh hai hiệu quả: tạo ảo giác ở độc giả về tính khách quan của nội dung câu chuyện và thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của ngời kể chuyện”[25,94]. Còn Maugam(1874-1965)-một nhà văn

Anh hiện đại, cũng đã nói về tác dụng của thủ pháp này nh sau: “Bạn đọc có

thể nhận xét rằng nhiều truyện ngắn của tôi đợc viết từ ngôi thứ nhất (...). Mục đích của thủ pháp này là giúp cho chúng ta có thể đạt tới sự thật một cách đầy đặn nhất: Nếu có ai nói với bạnmột đIều gì xảy ra với chính họ, bạn thật dễ tin hơn là họ kể về một chuyện xaỷ ra với những ngời khác”[32,404].

Và cũng theo ông: “ Đấy chẳng qua là một cách làm cho câu chuyện thêm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w