Đây là thủ pháp truyền thống trong nghệ thụât xây dựng nhân vật. Các nhà nghiên cứu lí luận nghệ thuật cổ điển Trung Quốc đã gọi là thủ pháp “
chính mặc và phản mặc”(so sánh chính diện và phản diện) hay “chính sấn và phản sấn”(làm nỗi bật sự vật nào đó băng cách so sánh chính diện hay phản
diện). Mao Tôn Cơng (đời Thanh) gọi đó là thủ pháp “đỉnh núi đối nhau” hay “
dùng khách tôn chủ”. GS. Nguyễn Khắc Phi gọi là thủ pháp “song quản tề hạ”(
hai quản bút cùng hạ xuống một lần). Dù gọi bằng cách nào thì cũng là sự miêu tả nhân vật trong sự đối sánh với các nhân vật khác.
Thủ pháp nghệ thuật này có nguồn gốc sâu xa trong thực tiễn sáng tác cũng nh trong quan niệm thẩm mỹ truyền thống của ngời Trung Quốc. Trong thơ Khuất Nguyên đó là hình thức sóng đôi giữa các nhân vật Tơng Quân và T- ơng Phu, Linh Phân và Vu Hàm...Trong “Sử ký” của T Mã Thiên đó là sóng đôi các nhân vật: Liêm Pha và Lạn Tơng Nh, Hạng Vũ và Lu Bang...Đặc biệt, trong tiểu thuyết Minh-Thanh thủ pháp này đợc sử dụng rất rộng rãi, phổ biến và đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Trong “Thuỷ hử” của Thi Nại Am, ta thấy có sự đối sánh giữa Lý Quỳ và Võ Tòng, Tống Giang và Tiều Cái, Lâm Xung và Cao Cầu, Thạch Tú Trinh và Dơng Hùng...Kim Thánh Thán (đời Thanh) nhận định rằng trong “Thuỷ hử”: “có phép bối diện phô phấn ( mặt sau đánh phấn) nh nhng đoạn muốn chứng
thực sự gian trá của Tống Giang bất giác Tả Lý Quỳ chân thực và muốn chứng thực Thạch Tú Trinh tinh nhanh bất giác phải tả Dơng Hùng là dạng hồ đồ’’[29,139].
Trong “Tam quốc chí diễn nghĩa” La Quán Trung cũng sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả thủ pháp nghệ thuật này. Chẳng hạn, sự đối lập giữa bản chất nhân nghĩa của Lu Bị và gian hùng của Tào Tháo. Hay giữa Chu Du, Lỗ Túc với Khổng Minhnh lời bình của Mao Tôn Cơng (đời Thanh) bình nh sau: “văn có “chính sấn” có “phản sấn”. Viết Lỗ Túc thật thà là để làm nỗi bật Khổng Minh sắc sảo, đó là phơng pháp “ phản sấn”. Viết Chu Du sắc sảo là để làm nỗi bật Khổng Minh càng sắc sảo hơn, đó là phơng pháp “chính sấn”...”(Lời
bình hồi thứ 45: “Quần anh hội họp Tởng Cán trúng kế” của tiểu thuyết “ Tam
quốc chí diễn nghĩa”)[29,276].
Với “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần, thủ pháp này càng đợc sử dụng rông rãi và hiệu quả hơn. ở đây tác giả đã đối sánh Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc: cả hai đều sống theo tiếng gọi của con tim, là những thanh niên quý tộc tiến bộ mang t tởng chống đối nhng về cá tính lại có nét trái ngợc nhau: Giả Bảo Ngọc xốc xổi, Lâm Đại Ngọc thâm trầm; Giả Baỏ Ngọc hồn nhiên, cởi mở, Lâm Đại Ngọc quanh co, kín đáo; Giả Bảo Ngọc tin ngời và rộng lợng, Lâm Đại Ngọc đa nghi, hẹp hòi’’ Hoặc Tiết Bảo Thoa và Sử Tơng Vân: họ đều là những cô gái xinh đẹp, khoẻ mạnh. đáng yêu và đều thờng khuyên Bảo Ngọc cố thi đỗ làm quan; nhng lời khuyên của Tiết Bảo Thoa mang động cơ vụ lợi rõ nét còn lời khuyên của Sử Tơng Vân hồn nhiên, vô t dù in đậm dấu ấn phong kiến nặng nề. Hay nh Phợng Th và Thám Xuân: giống nhau ở sự đáo để, ở khả năng quản lý gia đình nhng khác nhau ở chỗ- nh chính Phợng Th đã chỉ ra- là Thám
Xuân “ thận trọng hơn” và “ có hình thức hơn “. Cũng vậy,sự đối sánh giữa: Tình Văn và Tập Nhân, Lâm Đại Ngọc với Tiết Bảo Thoa, Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc, Tiều Đại và già Lu... đã chứng tỏ “Hồng lâu mộng” tác giả rất a dùng thủ pháp này.
Đọc tiểu thuyết thời kỳ đầu của Lỗ Tấn chúng ta thấy ông cũng đã kế thừa thủ pháp này của văn học truyền thống.
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn đã có sự đối sánh giữa hai nhân vật: mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên ở phần kết. Cả hai bà mẹ đều rất mực thơng con và ra viếng mộ con với nỗi đau đớn tột cùng.Nhng bà mẹ Hạ Du, bên cạnh nỗi đau còn mang thêm mặc cảm, luôn muốn tránh mặt mọi ngời vì cho rằng con mình đã làm một điều không phảI nên bà ra nghĩa địa thăm con với thái độ ngập ngừng, e dè, sợ sệt. Cũng bằng thủ pháp này, tác giả còn đối lập giữu hai nhân vật lão Hoa Thuyên và ngời chiến sĩ cách mạng Hạ Du: lão Hoa Thuyên là một ngời dân lao động ngu muội, mê tín, lấy máu ngời cách mạng để trị bệnh cho con, còn Hạ Du đã anh dũng hi sinh, lấy máu mình để thức tỉnh nhân dân, chữa căn bệnh tinh thần cho dân tộc. Qua các nhân vật này, một mặt Lỗ Tấn muốn nói lên sự mê muội, kém giác ngộ thiếu ý thức của quần chúng, mặt khác, tác giả cũng phê phán sự thoát ly, xa rời quần chúng của những ngời tham gia cách mạng.
Trong “Cố hơng”, Lỗ Tấn lại đem đối lập hai nhân vật Hai Dơng và Nhuận Thổ, tác giả đã “khắc hoạ tính cách tiểu thị dân của Hai Dơng để làm
nổi bật tính cách thật thà của Nhuận Thổ”[30,107]. Hai Dơng càng chua ngoa,
đanh đá bao nhiêu thì Nhuận thổ lại càng sợ sệt, khép nép, mụ mẫm bấy nhiêu. Hay nh anh chàng Quyên Sinh và cô nữ sinh Tử Quân trong “Tiếc thơng
những ngày đã mất” đều là những ngời trí thức dũng cảm đứng lên đấu tranh
giành tình yêu tự do và quyền hôn nhân tự chủ. Nhng sự khác nhau giữa họ là: khi Tử Quân lấy làm thoả mãn với cái hạnh phúc gia đình đơn sơ chật hẹp thì Quyên Sinh bắt đầu chán ngán. Chàng thốt lên: “Tình yêu phải đợc đổi mới
luôn lớn dần lên và phải sáng tạo”[28,396]. Nhận thức về hiện thực của chàng
nhạy bén hơn, sâu sắc hơn và do đó chàng cũng cảnh giác hơn .Chàng sớm nhận thấy một điều: “Nhân lúc cha quen sử dụng đôi cánh, từ đây tôi phải vút lên
,bay lợn trong những khoảng trời mát mẻ rộng thênh thang’’[28,403]. Chính vì
vậy, trong bi kịch của đôi tình nhân này, bi kịch của Tử Quân nặng nề hơn, thảm thiết hơn .
Còn truyện ngắn “Trong quán rợu”, tác giả lại đối lập hai nhân vật Lã Vi Phủ và A Thuận. Lã Vi Phủ là một ngời mà tâm hồn đã bị xã hội làm cho vẩn đục, tê dại; còn A Thuận là một cô gái hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng với đôi mắt “trong nh nền trời một đêm quang tạnh, nhng là trời quang tạnh ở miền
Bắc khi không nổi gió”[28,275].
Ngoài ra, một số truyện ngắn khác của Lỗ Tấn, cũng xây dựng nhân vật theo kiểu đối sánh.Chẳng hạn, đối sánh nhân vật “Tôi’’và anh xe (Một mẩu
chuyện nhỏ), A.Q và cu D, A.Q và cố Triệu (A.Q chính truyện ), Nguỵ Liên
Thù và những ngời xung quanh anh (Ngời cô độc ).. .
Nh vậy với thủ pháp đặt nhân vật trong sự đối sánh với các nhân vật khác, Lỗ Tấn đã kế thừa văn học truyền thống Trung Quốc, vận dụng vào sáng tác của mình, xây dựng nên những hình tợng nhân vật tiêu biểu, điển hình .