Dạng độc thoại nộitâm thuần tuý:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 67 - 70)

Trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn, đây là dạng thức đợc tác giả sử

dụng nhiều nhất. ở dạng thức này, tác giả để cho nhân vật “nghĩ bụng”, “nghĩ”, “tự nhủ” hoặc “nói to với mình” và những ý nghĩ này của nhân vật thờng để trong ngoặc kép. Thông qua dạng độc thoại này, nhân vật tự biểu hiện t tởng, tình cảm với chính bản thân mình, những chuyển biến hay những suy nghĩ thầm

kín mà thực ra chỉ “một mình mình biết, một mình mình hay”. Độc thoại dạng này đợc sử dụng phổ biến nhất ở các truyện: “A.Q chính truyện”, “Một gia

đình hạnh phúc”, “Ngày mai”...

Trong “A.Q chính truyện”, có tới 29 lần A.Q độc thoại kiểu này. Chẳng hạn, khi thấy con cái nhà cụ cố họ Triệu, họ Tiền thành đạt thì A.Q nghĩ bụng: “Con tớ ngày sau lại không làm nên to bằng năm bằng mời lũ ấy à!”[28,11]. Rồi khi bị đánh, A.Q nghĩ: “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật

thời buổi này hết chỗ nói”[28,120]. Khi vẽ không đợc vòng tròn y nghĩ bụng:

“Con tớ ngày sau hẳn là vẽ đợc tròn trĩnh hơn tớ bây giờ”[28,179]. Khi biết mình bị đem đi chém đầu, A.Q nghĩ: “Ngời ta sinh ra trong trời đất, trớc sau

cũng có thể có một lần bị chặt đầu!”[28,181]... Những suy nghĩ này của A.Q

chứng tỏ y là một ngời luôn “thắng lợi tinh thần” ở mọi nơi mọi lúc.

Trong “Ngày mai”, trớc cái chết của thằng Báu, chị T Thiền sau khi đã khóc hết nớc mắt, nghĩ bụng: “Mình chiêm bao chăng? Những việc xảy ra kia

đều là chiêm bao cả. Sáng mai thức dậy, chắc mình vẫn sẽ nằm trên giờng mà thằng Báu vẫn nằm ngủ yên lành cạnh mình. Nó cũng sẽ thức dậy, gọi “Mẹ ơi!” rồi thoăn thoắt chạy đi chơi”[28,64]. Lời độc thoại này cho chúng ta thấy

tâm trạng ngỡ ngàng tột độ của chị T trớc cái chết của con- chị không thể tin đ- ợc rằng mọi thứ xảy ra kia đều là sự thực.

Còn trong “Cố hơng”, sau khi rời quê lên thuyền ra đi, nhân vật “Tôi” nghĩ: “Tôi và Nhuận Thổ tuy cách bức đến nh thế này, nhng con cháu chúng

tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoằng đang tởng nhớ đến Thuỷ Sinh đó ? (...). Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi cha từng đợc sống”[28,106-107]. Qua đây chúng ta thấy đợc

niềm hy vọng của nhân vật “Tôi” về tơng lai của thế hệ trẻ.

Trong “Nhật ký ngời điên”, dạng độc thoại này cũng đợc sử dụng với mật độ rất dày đặc. Chẳng hạn khi thấy lũ trẻ bàn tán thì ngời điên nghĩ bụng: “... Không hiểu chúng nó thù gì mình mà cũng lại nh thế?(...). Hồi đó, chúng

nó cha đẻ, tại sao bây giờ cũng trợn mắt kỳ dị nh thế, hình nh sợ mình mà hình nh cũng muốn hại mình?”[28,17]. Khi thấy ngời đàn bà ngoài phố mắng

con, ngời điên nghĩ: “Họ đã ăn đợc thịt ngời thì vị tất lại không ăn đợc thịt

mình. Rõ ràng câu nói: “ăn thịt mày một miếng...” của ngời đàn bà nọ, tiếng c- ời của những ngời mặt tái mét, răng nhọn hoắt kia, và mẩu chuyện ngời tá điền hôm trớc đều là nhứng ám hiệu cả...”[28,19]... Những suy nghĩ này cho

cuối truyện lại mang một ý nghĩa khác: “Các ngời thay đổi đi, thành tâm mà

thay đổi đi. Các ngời nên biết rằng tơng lai, ngời ta không dung thứ những kẻ ăn thịt ngời đâu!...”[28,30] và: “Chắc cũng còn những đứa trẻ cha từng ăn thịt ngời chứ? Hãy cứu lấy các em!”[28,32]. Đây là lời độc thoại nội tâm nhng

cũng là lời kêu gọi thể hiện sự nhận thức đúng đắn của ngời điên trớc thực tế đời sống. Nh vậy, qua những lời độc thoại của ngời điên, chúng ta thấy: “Mỗi

câu nói của ngời điên đều thể hiện sự điên rồ thế nhng trong mỗi câu nói ấy đều hàm chứa những chân lý sâu xa”[30,103-104].

Nói chung, những lời độc thoại nội tâm ở dạng thuần tuý nh thế này xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn và góp phần to lớn trong việc khắc hoạ chân dung tâm lý nhân vật.

3.2.2.2. Dạng lời nói nửa trực tiếp:

Lời nói nửa trực tiếp là lời độc thoại của nhân vật đợc thể hiện một cách gián tiếp tức là lời văn đợc kể ở ngôi thứ ba nhng ngôn ngữ lại là của nhân vật. Trong lời văn vừa có giọng ngời kể vừa có giọng nhân vật, nhng chủ yếu là để nhân vật tự bộc lộ mình. Hay nói cách khác, dạng độc thoại này, về hình thức là lời miêu tả tâm lý của ngời trần thuật nhng ngữ điệu, cảm xúc thì đã chuyển sang lời nhân vật. V.E.Khalizép nói: “Các lời độc thoại nội tâm của nhân vật

và các lời thuyết minh tâm lý của tác giả có khi phân biệt nhau, khi lại dờng nh hoà nhập vào nhau tạo thành lời nửa trực tiếp. Đây là lời của ngời trần thuật nhng lại thấm nhuần từ vựng, ngữ nghĩa và các cấu trúc cú pháp của lời nói nhân vật, thấm nhuần ngữ điệu tình cảm và suy nghĩ của nhân vật (...). Lời nói nửa trực tiếp vẽ lên những lời và đoạn câu của kẻ đợc nói đến trong ngôi thứ ba. Ngời trần thuật- tác giả ở đây dờng nh làm cho cách phát ngôn của mình thích nghi với cách nói của nhân vật”[20,273-274].

ở truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn, dạng độc thoại này cũng đợc nhà văn sử dụng rất phổ biến. Tiêu biểu là ở các truyện: “A.Q chính truyện”, “Ngày

mai”, “Cố hơng”, “Luồng ánh sáng”...

Trong “A.Q chính truyện”, tâm trạng của A.Q sau khi bị đánh đợc diễn tả nh sau: “Nó còn tóm lấy đầu y dúi luôn năm sáu cái thình lình nữa vào chỗ

nào gần đó rồi mới hớn hở bỏ đi, yên chí rằng sau trận này có thể xấu hổ mà chết đi đợc! Nhng cha đầy mơi giây đồng hồ sau A.Q lại hớn hở ra về có vẻ đắc thắng. Y nhận thấy y là ngời giỏi “nhịn nhục” bậc nhất. Trạng nguyên cũng chỉ là ngời “bậc nhất” mà thôi! Thứ mày thấm vào đâu!”[28,120-121].

“A.Q lúc đầu còn thất vọng, sau phải cáu lên. Làm sao cái lão Vơng râu xồm

đáng ghét thế kia mà lại bắt đợc nhiều rận nh vậy?, còn mình thì ít ỏi nh thế này, còn gì là thể thống nữa? Y muốn tìm cho ra hai chú rận to thế mà vẫn không đợc?”[28,126]. Rõ ràng, ở đây ta thấy lời tác giả xen vào lời nhân vật.

Tác giả nh cùng sống trong trạng thái với nhân vật. Sự đan xen này khiến cho tâm trạng của nhân vật vừa bộc lộ khách quan, chân thực lại vừa gửi gắm thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả.

Còn đây là những ý nghĩ của Trơng Bái Quân (Anh em) khi biết thực tình căn bệnh của ngời em: “Ông ta hình nh chắc chắn rằng bệnh của ông Tỉnh

Phủ nhất định là bệnh tinh hồng nhiệt, và khó lòng chữa chạy cho khỏi. Nếu quả nh vậy thì trong nhà sẽ ăn tiêu nh thế nào cho đủ đợc. Chỉ nhờ cậy vào một mình thôi ? Tuy ở tỉnh nhỏ nhng cái gì cũng đắt... Mình cũng có những ba đứa con. Chú nó cho tôi phân tích xem là đợc đa vào một cái ve thuỷ tinh thật sạch, ngoài đề tên họ” [28,430-431]. Trong trờng hợp này, ngôn ngữ tác giả và

ngôn ngữ nhân vật gần nh trùng khít vào nhau để thể hiện chính xác quá trình t duy cũng nh bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Những suy nghĩ này lộ rõ bản chất của một ngời khoác áo đạo đức giả.

Nh vậy, với dạng độc thoại nửa trực tiếp những suy nghĩ của nhân vật và ngôn ngữ của tác giả trộn lẫn vào nhau. Vì thế tâm lý nhân vật hiện lên rõ ràng, sâu sắc. Kiểu lời văn nửa trực tiếp này (lời văn hai giọng) cũng chứng tỏ tính chất đa thanh, phức điệu trong ngôn ngữ trần thuật của Lỗ Tấn.

Ngoài hai dạng trên, độc thoại nội tâm trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn còn có dạng thứ ba: dạng tổng hợp (sự kết hợp giữa độc thoại thuần tuý và nửa trực tiếp). Tuy nhiên dạng này nói chung rất ít.

Tóm lại, Lỗ Tấn đã sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm một cách rất sinh động và linh hoạt. độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp cơ bản để nhà văn xây dựng hình tợng nhân vật. Thủ pháp này đã góp phần tạo nên tính chất đa thanh, phức điệu trong ngôn ngữ trần thuật của Lỗ Tấn. Có thể nói,với việc sử dụng hiệu quả, sáng tạo ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Lỗ Tấn đã khẳng định bản lĩnh bậc thầy của mình nh GS. Phơng Lựu đã nói: “Lỗ Tấn có một sự tu dỡng cao về

ngôn ngữ, có thể gọi ông là một trong những “bậc thầy của nghệ thuật ngôn ngữ”[13,133].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w