Đặt nhânvật vào những tình huống có vấn đề :

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 40 - 42)

Trong sáng tác văn học, việc sáng tạo tình huống truyện là một công việc đợc các nhà văn hết sức quan tâm. Xung quanh khái niệm tình huống truyện có nhiều định nghĩa khác nhau, nhng theo chúng tôi, định nghĩa sau đây của Tôn Phơng Lan là ngắn gọn, đầy đủ và súc tích hơn cả: “Tình huống là bối cảnh

đặc biệt mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động, suy nghĩ”[11,120].

Tình huống có vai trò hết sức quan trong đối với sáng tác văn học nói chung cũng nh đối với việc xây dựng nhân vật nói riêng. Nếu nh trong thơ ca, tứ thơ giữ vai trò đặc biệt quan trọng thì trong truyện ngắn, tình huống có ý nghĩa rất lớn lao, thậm chí nó quyết định sự thành công của tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm, tôi nghĩ rằng đôi khi ngời ta nghĩ ra đợc một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi nh xong một nửa”[32,233].Còn nhà văn Nguyễn

Kiên thì nói: “ Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn đợc

những tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận tự nó đặc

trng cho một hình tợng xã hội”[31,43]. GS. Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng

định: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó. Từ

tình huống bật nổi một bản chất tính cách nhân vật, bộc lộ tâm trạng”[31,250].

Nh vậy, tình huống là một yếu tố thuộc về thi pháp thể loại và là phơng tiện hiệu quả để truyền tải t tởng tác phẩm và xây dựng hình tợng nhân vật trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, hầu nh mỗi nhân vật đều đợc đặt trong một tình huống nhất định. Qua tình huống đó, tính cách nhân vật đợc bộc lộ và hình tợng nhân vật đợc khắc hoạ rõ nét. Coi trọng vai trò của tình huống trong nghệ thuật viết văn là tác giả đã: “Quan sát cuộc sống con ngời (...) xông thẳng vào mọi

ngõ ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín (...) làm sáng rõ ra trớc mắt ngời đọc bao nhiêu là đIều thuộc về lơng tâm và đời sống con ngời”[11,17-18] .

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là thể loại khá chú trọng thủ pháp đặt nhân vật vào tình huống “có vấn đề” nhằm bộc lộ phẩm chất của nhân vật . Chẳng hạn, trong “Tam quốc chí diễn nghĩa” , La Quán Trung đã đặt Quan Vân Trờng vào một tình huống ác liệt . Khi tớng giặc Hoa Hùng đang làm ma làm gió, quân Quan Đông không ai địch nổi thì Quan Công đã anh dũng xông pha lên ngựa lấy đầu Hoa Hùng, trở về nhanh đến nỗi chén rợu Tào Tháo mời lúc ra đi khi quay về vẫn còn nóng. Tình huống này khiến cho khí phách anh hùng, võ nghệ cao cờng của Quan Vũ càng nổi bật.

Hay tình huống Lu Bị đại bại phải rút chạy khỏi Phàn Thành, Tào Tháo truy nã phía sau. Tình thế gấp rút, nguy hiểm đó, Lu Bị đã không nghĩ đến tính mạng mình mà ông luôn lo lắng cho trăm họ. Nhờ tình huống này mà bản chất nhân từ, lòng thơng dân của Lu Bị đợc thể hiện rõ hơn.

Cũng vậy, trong lúc nhà Thục bế tắc đang cần có ngời có trí tuệ, am hiểu binh pháp ra giúp đỡ thì Khổng Minh xuất hiện. Tình huống ấy càng khẳng định tài năng, trí tuệ và vai trò của Khổng Minh đối với tập đoàn Thục Hán.

Kế thừa tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Lỗ Tấn cũng quan tâm đến các yếu tố tình huống truyên vừa để bộc lộ chủ đề vừa khắc hoạ những nét chủ yếu trong tính cách và số phận nhân vật. Có điều, ông không sử dụng những tinh huống ly kỳ, giật gân mà ông đề cập đến những tình huống bình dị diễn ra trong đời sống hàng ngày. Qua những cái bình dị , đời thờng nhà văn nắm bắt đợc những tình huống đặc sắc, hội tụ những mối quan hệ, những ràng buộc của con ngời và khai thác triệt để nó, từ đó đặt ra hàng loạt những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn .

Trong “ Cố hơng”, Lỗ Tấn tạo ra tình huống: cho Nhuận Thổ và Hai D- ơng gặp lại nhân vật “tôi” sau hai mơi năm xa cách. Khi Nhuận Thổ gặp “tôi” anh ta tỏ ra khép nép, sợ sệt, nói năng thì một tha hai bẩm. Con thím Hai Dơng thì “lấy

bốp chát. Qua hành động, cách ứng xử , lời nói của Nhuận Thổ và Hai Dơng tác giả đã bôc lộ đợc sự thay đổi bản chất của cả hai ngời so với hai mơi năm về trớc .

Nhân vật Cao Cán Đình (Cao phu tử) lại đợc Lỗ Tấn đặt trong tình huống: ông ta đợc hiệu trởng trờng nữ học Hiền Lơng mời dạy lịch sử. Vốn là một kẻ học vấn tầm thờng nên Cao Cán Đình bộc lộ trạng thái tâm lý lo lắng, thiếu chủ động, mất bình tĩnh từ khi bắt đầu soạn giáo án cho tới sau khi lên lớp về nhà. Trong tình huống này, nhân vật đã bộc lộ bản chất dốt nát, tầm thờng của tầng lớp trí thức cũ vốn là con đẻ của chế độ phong kiến .

Nhân vật chị T Thiền (Ngày mai) lại lâm vào tình huống: thằng Báu- đứa con trai duy nhất của chị, bị ốm và chết. Khi bị đẩy vào tình huống này, tâm lí, tính cách của ngời phụ nữ nông dân đợc bộc lộ một cách rõ nét: khi thằng Báu ốm nặng chị rất băn khoăn lo lắng tìm mọi cách chạy chữa cho con; khi đứa con qua đời tâm trạng của chị T Thiền từ lo lắng, sợ hãi đã chuyển sang đau khổ tột bậc và một cảm giác cô đơn, trống trải bao trùm lấy chị. Đặt nhân vật vào các tình huống này, Lỗ Tấn cho chúng ta thấy đợc nỗi khổ đau, bất hạnh cũng nh tình thơng con mãnh liệt của ngời phụ nữ nông dân Trung Quốc đơng thời.

Ngoài ra, trong nhiều truyện ngắn khác Lỗ Tấn cũng đặt nhân vật vào những tình huống “có vấn đề” để qua đó tính cách, tâm lí nhân vật đợc bộc lộ.

Tóm lại, trong truyện ngắn sáng tác thời kỳ đầu, Lỗ Tấn đã xây dựng hàng loạt những tình huống độc đáo, hấp dẫn không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật nh trong tiểu thuyết cổ điển mà còn có tác dụng tích cực trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Có thể nói, tình huống trong truyện Lỗ Tấn nh một thứ nớc rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, nổi rõ những vấn đề mà nhà văn đặt ra cũng nh những t tởng mà ông muốn phát biểu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w