Dùng lời miêu tả của nhânvật khác:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 45 - 57)

Đây cũng là một thủ pháp quen thuộc đợc văn học truyền thống sử dụng để miêu tả nhân vật. Lúc này, nhân vật không trực tiếp xuất hiện mà đợc giới thiệu qua lời nói của một nhân vật khác.

Trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thờng xuất hiện thủ pháp này với kết cấu quen thuộc : “thờng nghe’’, “nghe nói’’.. .

Đọc “Tam quốc chí diễn nghĩa’’ của La Quán Trung, chúng ta thấy nhân vật Khổng Minh hiện ra qua lời của Từ Thứ: “Trong vùng này có một bậc kì tài

ở tại Long Trung, cách Tơng Dơng hai mơi dặm” và tài năng của Khổng Minh

càng đợc Từ Thứ khẳng định: “Tôi mà so với ngời đó khác nào ngựa hèn sánh

với kì lân, quạ đen sánh với phợng hoàng .Ngời đó thờng ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị. Cứ ý tôi ,Quản, Nhạc còn kém xa. Ngời đó tài ngang trời dọc đất, thiên hạ chắc chỉ có một không hai ’’.Lời giới thiệu của Từ Thứ đã

làm rõ thần thái của Khổng Minh .Cũng có thể thấy đIều này qua lời của Khổng Minh nói về Phợng Sồ, hay lời đàm đạo của các bậc anh hùng về bậc kẻ sĩ trong thiên hạ trớc khi họ chính thức xuất hiện. Cách miêu tả này khiến cho nhân vật vừa bí ẩn lại vừa khách quan hơn .

Trong “Hồng lâu mộng ’’(Tào Tuyết Cần ) trớc khi chính thức xuất hiện trong tác phẩm, nhân vật Giả Bảo Ngọc đã hiện lên qua lời giới thiệu, đánh giá , bàn luận từ nhiều ngời khác (có tới 21 nhân vật nhận xét về Giả Bảo Ngọc).Chẳng hạn , ngay từ hồi đầu, Lãnh Tử Hng đã nói về Giả Bảo Ngọc nh sau: “.. .Khi lọt lòng, trong miệng cậu ta ngậm một hòn ngọc ngũ sắc, trên hòn

Giả Bảo Ngọc đựơc Vơng phu nhân - mẹ cậu ta tóm lợc khi trò chuyện với Lâm Đại Ngọc: “.. . Mợ có một đứa con ngỗ nghịch, nó là ma vơng nhà này (.. .) cháu cha biết rõ, nó khác hẳn mọi ngời (.. .), nó lúc thì nói ngon nói ngọt, lúc thì coi trời bằng vung, lúc thì điên điên dại dại’’[4.T1,68].. . Qua lời nhận xét của mọi ngời , ngời đọc làm quen và hiểu dần về cậu ta. Đấy chính là những viên đá lát chờ sẵn để Bảo Ngọc trực tiếp xuât hiện.Vì thế mà ngời đọc không bị bất ngờ khi gặp một Giả Bảo Ngọc có tính cách nổi loạn .

Kế thừa thủ pháp này của tiểu thuyết cổ điển, trong tiểu thuyết thời kì đầu, Lỗ Tấn cũng thể hiện nhiều nhân vật theo cách này .

Ngời chiến sĩ cách mạng Hạ Du (thuốc ) không đợc Lỗ Tấn miêu tả trực tiếp mà hiện lên qua lời trò chuyện, bàn tàn của những ngời trong quán trà nhà Hoa Thuyên. Bác cả Khang nói với anh chàng trạc hai mơi tuổi ngồi ở bàn sau về Hạ Du: “Anh có biết không lão Nghĩa mắt cá chép lân la hỏi dò hắn thì

hắn bắt chuyện ngay. Hắn nói thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta. Thử nghĩ xem, nói thế mà nói đợc à? Lão Nghĩa mắt cá chép cũng biết nhà hắn chỉ có mụ mẹ già, nhng không ngờ hắn lại nghèo gặm không ra đến nh thế, đã tức anh ách rồi, thế mà hắn lại còn vuốt râu cọp, nên lão ta liền đánh cho hai bạt tai ’’[28,52]. Bác ta nói tiếp với Năm Gù: “Cái thằng khốn nạn! Đánh, có sợ đâu! Lại còn nói :Thật đáng thơng hại, thật đáng thơng hại

’’[28,52]. Qua lời đối thoại của bác cả Khang, ta thấy đợc hoàn cảnh và khí phách cách mạng ngoan cờng của Hạ Du cũng nh thái độ của mọi ngời đối với anh .

Còn A Thuận (Trong quán rợu )lại đợc miêu tả qua lời của Lã Vi Phủ với “Tôi’’: “ông ta có một ngời con gái tên là cái Thuận. Hồi đó, anh đến tôi chơi,

có lẽ cũng gặp nhng chắc không để ý, bởi vì nó còn bé tí tẹo . Sau này, lớn lên chẳng lấy gì làm nhan sắc, có điều mặt trái xoan, hơi gầy trông bình thờng, n- ớc da vàng vàng, chỉ đợc cặp mắt rất to lông mi cũng rất dài, lòng trắng thì trong nh nên trời một đêm quang tạnh, nhng là trời quang tạnh ở miền Bắc khi không nổi gió cơ (.. .) con bé đảm lắm (.. .) láng giềng hành xóm không ai là không tấm tắc khen, cả đến lão Trờng Phú cũng phải nói lên những câu tỏ vẻ cảm động .. .’’[28,274-275].

Tính cách của Nguỵ Liên Thù (Ngời cô độc )lại đợc miêu tả bởi lời của bà nội thằng Lơng: “ .. . Ông lớn Nguỵ từ khi gặp vận hội thì khác trớc lắm,

mặt lúc nào cũng vênh lên, trông nghêng ngang lắm. Đối với mọi ngời cũng không phải qúa lạnh lùng nh trớc .. .”[28,385]; “nhng mà tính ông lớn Nguỵ

cũng lạ lắm cơ. Ông ta chẳng dành dụm chút gì cả tiền cứ tiêu nh nớc (.. .), ông ta chỉ chơi bời phá phách, chẳng lo gì chuyện đứng đắn cả’’[42,387]. Đây

là tính cách của một con ngời sống cô độc, bất mãn với cuộc đời và muốn trả thù đời .

Trong “ Lễ cầu phúc ’’cuộc đời và tính cách của thím Tờng Lâm lại đợc miêu tả qua lời của bà Vệ khi bà ta nói chuyện với thím T về việc Tờng Lâm bị ép gả cho một ngời miền núi : “.. . Nhng tím Tờng Lâm khác ngời lắm. Nghe

nói lúc bấy giờ thím ta làm dữ lắm cơ (.. .). Nhng thím Tờng Lâm thì mới lạ đời (.. .) suốt dọc đờng cứ la hét, chửi bới ầm ĩ lên ,lúc về đến Hạ Gia úc thì khản tịt cả cổ. Lôi ra khỏi kiệu, hai ngời đàn ông và cả chú em nữa giữ thím ta lại, mà thím ta cũng chẵng chịu lễ bái cho ra trò . Vừa sơ ý, hở tay ra một cái (.. .) thím ta đã đập đầu ngay vào góc hơng án, thủng một lỗ sâu hoáy, máu tơi chảy vọt ra (.. .) vào trong buồng với chồng, rồi khoá trái lại mà thím ta vẫn con chửi .. . ’’[28,253-254]. Qua lời kể của bà Vệ, chúng ta thấy đợc ý

thức phản kháng quyết liệt của thím Tờng Lâm .

Ngoài ra, nhiều nhân vật khác trong truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng đợc miêu tả bằng thủ pháp này .

Tóm lại , việc thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, lời nhận xét, ý kiến đánh giá của nhân vật khác làm cho nhân vật thực hơn, khách quan hơn, khiến hình tợng nhân vật trở nên hấp dẫn, cuốn hút ngời đọc.Về Nam Cao, GS. Trần Đình Sử nhận định: “Chính việc tái hiện nhân vật dới cái nhìn chủ quan định

kiến của ngời đời đã tạo ra hiệu quả về tính khách quan nghiêm ngặt của ngòi bút Nam Cao. “Khách quan nghiêm ngặt ’’ là vì cuộc sống đó đã gián cách bởi cái giọng lời chủ quan của “tác giả đứng đắn, đúng mực’’[24,141] . Nhận

Chơng 3

Những đổi mới, cách tân về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ

Tấn

Bản chất của văn học nghệ thuật là sáng tạo. Một tác phẩm muốn tồn tại lâu bền trong lòng độc giả cần phải có sự sáng tạo, một nhà văn muốn khẳng định đợc tên tuổi của mình cần phải có sự đổi mới. Lêônốp viết về sự đòi hỏi trong sáng tạo nghệ thuật: “Một phát hiện mới về nội dung và một phát hiện mới về hình thức”. Tào Tuyết Cần cho rằng văn “phải mới mẻ độc đáo” (Yên tân kỳ biệt chí). Lu Hiệp trong “Văn tâm điêu long” cũng khẳng định: “Quy luật viết văn tuy là vận động hoàn toàn, nhng sự nghiệp văn học vẫn ngày càng đổi mới, phát triển có biến hoá mới không mục nát (tức lâu bền), có thông đạt mới không khô kiệt”. Còn Lý Ng (đời Thanh) thì cho rằng văn học

phải “tiếp thu tất cả và có gia công” (Tất thủ nhi gia chi).

Nh vậy, nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Trong văn học nghệ thuật, đồng thời với kế thừa là sáng tạo, đổi mới và phát triển. Và chính quy luật kế thừa và phát triển này đã tạo cho văn học một dòng chảy liên tục.

Tiểu thuyết (đoản thiên) Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do yêu cầu về ý thức hệ của quần chúng độc giả mới, do kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và do ảnh hởng của văn học ngoại quốc (văn học t sản phơng Tây, văn học các dân tộc nhợc tiểu và nhất là văn học Liên Xô ) nên đã có sự đổi mới và bất đầu hiện đại hoá. Đặc biệt, là từ năm 1917 trở về sau, nh GS. Đặng Thai Mai nhận xét: “Từ năm 1917 trở về sau, tiểu thuyết Trung

Quốc đã có một bộ mặt khác hẳn không những với tiểu thuyết thời kỳ Nguyên, Minh, Thanh mà thôi mà ngay cả với tiểu thuyết thời kỳ Lơng Khải Siêu trong khoảng 50 năm cuối thế kỷ trớc và đầu thế kỷ này nữa (...) .Từ năm 1917, thì chúng ta đứng trớc một cuộc cách mạng thật về hình thức cũng nh về nội dung tiểu thuyết”[14,150-151].

Sự đổi mới, hiện đại hoá văn học Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Lỗ Tấn: “Văn học

bạch thoại mở màn ở Trung Quốc với hai chữ tên và những sáng tác vĩ đại của Lỗ Tấn(...). Trong lĩnh vực tiểu thuyết, công trình của Lỗ Tấn không những đã củng cố sự thắng lợi của văn bạch thoại mà còn mở đờng cho hoạt

động của những thế hệ sau này nữa”[14,154]. Quả thật: “Bằng tài năng bậc thầy của mình, ông đã góp phần thay đổi thi pháp văn học từ cổ điển sang hiện đại khiến cho văn chơng theo kịp những đòi hỏi của cuộc sống...”[33,10].

Truyện ngắn Lỗ Tấn bên cạnh sự kế thừa văn học truyền thống, còn có những cách tân táo bạo, độc đáo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật góp phần to lớn vào việc hiện đại hoá văn học Trung Hoa trong những năm đầu thế kỷ, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu.

3.1.Đặt nhân vật vào hoàn cảnh điển hình:

Nh chúng ta đều biết, hiện thực là nơi xuất phát và cũng là nơi vơn tới của nghệ thuật. Đời sống là mảnh đất màu mỡ nuôi dỡng nghệ thuật đồng thời là cái chìa khoá để giải mã những hiện tợng phức tạp của nghệ thuật. Do đó, có thể nói rằng tính chân thực là thuộc tính tất yếu của văn nghệ nói chung và văn học nói riêng. Điều này càng trở nên đúng đắn và đợc biểu hiện sâu sắc nhất ở chủ nghĩa hiện thực với t cách là một phơng pháp sáng tác.

Yêu cầu số một của văn học hiện thực chủ nghĩa là phải luôn hớng tới sự miêu tả chân thực cuộc sống và con ngời. Nhng không phải là sự ghi chép thụ động, dửng dng nh một tấm gơng soi mà với ý thức chủ động khám phá. Và một yêu cầu nữa cũng không kém phần quan trọng của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa là phải xây dựng đợc những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ph.Ăngghen cho rằng: “Chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi- bên cạnh tính chân

thực của các chi tiết- tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”[1,77].

Nhân vật điển hình- theo “Từ điển thuật ngữ văn học”- là : “ Hình tợng

nghệ thuật đặc sắc, độc đáo đợc miêu tả sinh động, hấp dẫn, khái quát đợc những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của con ngời và đời sống (...). Nói một cách khái quát, điển hình nghệ thuật là sự thống nhất cao độ, hoàn mĩ giữa tính khái quát tập trung và tính cá thể sinh động”[9,98-99]. Còn hoàn

cảnh điển hình- theo các tác giả giáo trình “Lý luận văn học”- “Đó là những

hoàn cảnh của nhân vật tái hiện vào trong tác phẩm, phản ánh đợc bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội với một quan hệ giai cấp nhất định”[16.T3,99]. Và nói một cánh nghiêm ngặt, chỉ đến chủ

nghĩa hiện thực với nguyên tắc lịch sử- cụ thể mới có thể xây dựng đợc hoàn cảnh điển hình.

Giữa tính cách và hoàn cảnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh, đợc giải thích bởi hoàn cảnh. Mối quan hệ biện

chứng giữa tính cách và hoàn cảnh cũng là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong “Luận cơng về Phơ-bach”, C. Mác khẳng định : “ Trong tính chân thực của nó, bản chất con ngời là sự tổng hoà tất cả

những mối quan hệ xã hội”. Triết học Mác cũng khẳng định mối quan hệ giữa

con ngời và hoàn cảnh. Trong “Hệ t tởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen nói rằng: “Con ngời tạo ra hoàn cảnh, hoàn cảnh cũng tạo ra con ngời.”

Đến chủ nghĩa hiện thực, “chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính

cách điển hình và hoàn cảnh điển hình”[7,280] đã trở thành môt nguyên tắc

quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Bêlinxki nói rằng: “Nghệ thuật của nhà thơ trong thực tế phải nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nêu rõ một tính cách với bản chất tự nhiên của nó đợc hình thành nh thế nào trong hoàn cảnh mà nó kinh qua do số phận của chính nó”[16.T3,92]. Vì thế, nhân vật trong tác phẩm

của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa luôn đợc đặt trong hoàn cảnh, gắn bó hữu cơ với hoàn cảnh, chịụ sự tác động, chi phối rất nghiệt ngã của hoàn cảnh. Và tính cách điển hình của một nhân vật nào đó là do hoàn cảnh điển hình tạo nên.Giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau. Cho nên, để xây dựng nhân vật đIển hình, ngoàI việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điển hình hoá, nhà văn còn cần phải đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh điển hình.

Trong tiểu thuyết cổ điển, các nhân vật đợc miêu tả không tách rời những sự kiện hoặc biến cố lịch sử, có quan hệ mật thiết đến sự nghiệp chung của quốc gia, với từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Lu Bị, Tào Tháo, Quan Công, Trơng Phi, Chu Du, Tôn Quyền...trong “Tam quốc chí diễn nghĩa” gắn liền với thời kỳ lịch sử Tam quốc, thời kỳ 3 nớc Nguỵ- Thục- Ngô tiến hành cuộc chiến tranh giành quyền lực. Những nhân vật này cũng đợc tác giả đặt vào hoàn cảnh nhng đây là hoàn cảnh mang tính chất ớc lệ, với cá mối quan hệ vua- tôi, thầy- trò còn những quan hệ đời t của cuộc sống trần thế thì dờng nh ít đợc đề cập, quan hệ gia đình nếu có thì cũng chỉ để làm sáng rõ và chịu sự quy chiếu của các quan hệ trên mà thôi.

“Hồng lâu mộng”- đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực, tác giả Tào Tuyết Cần đã bắt đầu có ý thức đặt các nhân vật vào cuộc sống đời thờng để miêu tả. Bảo Ngọc, Bảo Thoa, Đại Ngọc, Phợng Th, Tích Xuân...hiện lên trong đời sống thực khá tự nhiên, sinh động với nhiều mối quan hệ chồng chéo.

Tác giả đã miêu tả rất kỹ lỡng, chi tiết, cụ thể sinh hoạt hàng ngày của họ. Tuy nhiên không gian sinh hoạt của các nhân vật này cũng chỉ giới hạn ở

hai phủ Ninh quốc và Vinh quốc- chốn trớng rũ màn che của gia đình họ Giả. Vì thế, hoàn cảnh ở đây cũng cha thể xem là hoàn cảnh điển hình theo ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này.

Lỗ Tấn là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa. “Tiểu thuyết Lỗ Tấn ngay

từ những tác phẩm đầu đã là hiện thực chủ nghĩa rồi”[12,85] và “chủ nghĩa hiện thực của Lỗ Tấn luôn luôn phát triển không ngừng”[12,87]. GS. Đặng

Thai Mai nhận định rằng: “Lỗ Tấn đã đóng góp vào cuộc cách mạng văn hóa

những tác phẩm vĩ đại có một ý nghĩa hiện thực rất bạo dạn”[14,156]. Các tác giả “Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc” cho rằng: “Mỗi nhân vật trong tác

phẩm của Lỗ Tấn đều khiến mọi ngời thấy rằng họ đích thực là ngời Trung Quốc. Ông phản ánh chân thực những t tởng và cuộc đời của một ngời Trung quốc nào đó trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Điều này đã thể hiện đợc phong độ và khí chất của một nhà văn hiện thực nghiêm túc”[30,115]. Không

những thế, GS. Lý Hà Lâm còn đánh giá rất cao rằng truyện ngắn Lỗ Tấn đã

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w