Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 29)

3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài

2.4.Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 công thức cắt tỉa khác nhau: CT1: Cắt toàn bộ cành cấp 1 chỉ để 1 thân chính CT 2: Giữ lại 1 cành cấp 1 và 1 thân chính CT 3: Giữ lại 2 cành cấp 1 và 2 thân chính

CT 4: Để phát triển tự nhiên không cắt tỉa (làm công thức đối chứng)

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau: Dải bảo vệ CT4 CT 1 CT 2 CT 1 CT 3 CT 1 CT 2 CT2 CT 4 CT 3 CT 4 CT 3 Dải bảo vệ 2.4.3. Các quy trình kỹ thuật áp dụng - Làm đất

Dưa chuột có yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao bộ rễ dưa dễ bị vàng khô. Vì thế trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5 - 7,5. Làm đất kỹ, đất mặt cày cuốc sâu, lên luống: Luống lên rộng 1,5m mặt luống 1,2m, rãnh 0,4m, cao 20 -30 cm. Chú ý để luống dốc theo hướng thoát nước và cấp nước tốt.

- Gieo hạt

Hạt dưa chuột nẩy mầm rất nhanh và tỉ lệ nẩy mầm cao nên tỉa thẳng 2 - 3 hạt/ lỗ, gieo sâu 2 - 3cm và lấp tro trấu, khoảng cách các lỗ là 35 - 40cm. Chú ý độ ẩm đất phù hợp cho hạt nảy mầm và trồng dặm khi cây ra lá thật dưa giàn trồng hàng đôi.

- Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha

+ Phân chuông hoai mục: 20 tấn + Phân đạm (ure): 260kg

+ Supe lân: 300kg

+ Phân sunfat kali: 150kg + Vôi bột: 300kg

Vôi bột: 400 - 500kg, nếu pH thấp dưới 5 có thể bón 600 - 800 kg vôi bột Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% tổng lượng N và K vào hốc, trộn đều, lấp 1 lớp đất nhẹ.

- Chăm sóc

- Tưới nước: Chú ý khi trồng dặm xong tưới ngay để giúp đất ẩm và kích thích hạt nảy mầm. Giai đoạn cây ra hoa đậu quả là giai đoạn cây cần nước nhất nên chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cây giai đoạn này.

- Bón thúc: Hoà phân với nước để tưới cho cây

+ Bón thúc lần 1: kết hợp vun xới cới bón thúc đợt 1 lúc cây có 4 -5 lá thật gồm 25% tổng số N + K.

+ Bón thúc lần 2: Khi thu quả lứa đầu gồm 25% tổng lượng N và K còn lại. + Bón thúc bổ sung: Trong giai đoạn thu hoạch thì cứ 3 -4 đợt thu hoạch tiến hành bón bổ sung cho cây phát triển nuôi quả. Giai đoạn này cây thường cần đạm và kali nhất.

- Cắt tỉa cành tạo thân chính cho cây:

Giai đoạn cây phân cành cấp 1 ta tiến hành cắt cành này để bố trí thí nghiệm theo các công thức như sau:

+ Đối với CT1 ta tiến hành cắt những cành cấp 1 chỉ để lại 1 thân chính. + CT2 chọn 1 cành cấp 1 mập mạp cho cành này leo theo dàn còn các cành còn lại tiến hành cắt bỏ.

+ CT3 thì để cho 2 cành cấp 1 leo theo dàn còn các cành khác cắt bỏ + CT4 thì ta cứ để cây phát triển tự nhiên làm công thức đối chứng

- Làm dàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì tiến hành làm dàn, làm dàn kiểu chữ X. Chú ý bổ sung cọc khi tiến hành tạo thêm thân chính cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: thăm ruộng thường xuyên để theo dõi sâu bọ trĩ, sâu xanh ăn lá, nhện đỏ… và bệnh đốm phấn trắng phá hoại dưa chuột

- Thu hoạch

Sau khi cây ra hoa 10 đến 12 ngày thì tiến hành thu hoạch, thu nhiều đợt đến khi hết quả thì ngừng lại. Chú ý thu hoạch theo yêu cầu thị trường người tiêu dùng về hình thái và kích thước quả.[2]

- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

* Tỷ lệ mọc mầm:

* Thời gian từ khi gieo đến mọc:

- Được tính từ ngày gieo đến khi có khoảng 70% cây mọc

- Phương pháp: Đếm số cây mọc trên hàng có đánh dấu trước đếm hai ngày một lần vào buổi sáng

* Thời gian sinh trưởng

- Thời gian từ khi gieo đến 3-4 lá thật: Được Theo dõi thời gian từ khi gieo mọc cho đến lúc bắt đầu ra 3-4 lá thật(70% số cây ra hoa3-4 lá thật)

- Thời gian từ khi gieo đến ra tua cuốn: Theo dõi thời gian từ khi gieo mọc cho đến lúc bắt đầu ra tua cuốn(70% số cây ra tua cuốn)

- Thời gian từ khi gieo đến ra hoa: Theo dõi thời gian từ khi gieo mọc cho đến lúc bắt đầu ra hoa(70% số cây ra hoa)

- Thời gian từ khi gieo đến khi cây phân cành cấp 1: Theo dõi thời gian từ khi gieo mọc cho đến lúc bắt đầu phân cành cấp 1(70% số cây phân cành cấp 1)

- Thời gian từ khi mọc đến thu hoạch đợt 1

- Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch đợt quả cuối cùng.

* Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

- Chiều cao thân chính (cm) Đo từ khi cây mọc hai tuần, định kỳ đo 7ngày/ lần, số cây lấy mẫu 10 cây/ô có đánh dấu trước.

* Chỉ tiêu về số lá và diện tích lá

- Chỉ tiêu về số lá: Đếm trực tiếp 7 ngày / lần

* Các chỉ tiêu về mức độ nhiễm bệnh các loại sâu bệnh

-Tỷ lệ cây bị bệnh (%): Số cây bị bệnh/ tổng cây theo dõi - Tỷ lệ quả bị bệnh (%): Số quả bị bệnh / tổng số quả theo dõi - Tỷ lệ sâu hại (%): Số cây bị sâu hại / tổng cây theo dõi

- Tỷ lệ sâu hại quả (%): Số quả bị sâu hại / tổng số quả theo dõi

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số quả đậu/ cây

- Khối lượng TB quả

KLTB(g/quả) = Tổng khối lượng 10 quả/10

NSLT = NSCT(kg) x tổng số cây trên 1ha/1000 (tấn/ ha)

- NSCT = Khối lượng trung bình quả(g) x số quả hữu hiệu trên cây/1000 (tấn/ha)

- Tổng số cây/ ha = số cây/ m2 (4 cây/ m2) x 10000(m2) x 0,7 (hệ số sử dụng đất) = 28000 cây/ ha.

NSTT (tấn/ha) = Năng suất thu được trên ô thí nghiệm

* Các chỉ tiêu chất lượng quả

- Kích thước quả (cm): chiều dài quả và đường kính quả.

- Chỉ tiêu thị hiếu người tiêu dùng được đánh giá kết hợp giữa chỉ tiêu ruột quả, độ giòn quả

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu trong thí nghiệm được tính toán và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel, phần mềm thống kê STATISTIC 8.2

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến mọc của cây dưa chuột

- Tỷ lệ mọc mầm: Tỷ lệ mọc mầm là tỷ số giữa số hạt mọc mầm và số hạt mang gieo. Hạt sau khi gieo muốn nảy mầm cần phải có đủ 3 điều kiện đó là nhiệt độ, ẩm độ và không khí, khi hạt hút đủ khoảng 50% lượng nước so với trọng lượng hạt thì hạt sẽ nảy mầm. Độ ẩm đất cũng rất quan trọng đến quá trình nảy mầm của hạt, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra hiện tượng thối hạt. Nhiệt độ ở độ sâu 10 cm khoảng 12- 150C là thích hợp nhất đối với hạt mọc mầm. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác đinh mức độ đồng đều của các công thức.[15] Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ mọc mầm của các công thức giao động từ 75,5 -76,6 %, Không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức. Tỷ lệ mọc mầm thấp giả thích cho ta thấy giai đoạn này điều kiện thời tiết không tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến mọc của cây dưa chuột

CT Gieo đến mọc(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%)

CT1 6 76,3

CT2 6 75,5

CT3 7 76,6

CT4 6 75,8

- Thời gian từ gieo - mọc mầm: Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất, nhiệt độ không khí. Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột. Thời kỳ nảy mầm của dưa chuột yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ trên 120C hạt mới có thể nảy mầm, nhiệt độ tối thích ở

chứa nhiều chất dự trữ nên khả năng nảy mầm rất mạnh, tỷ lệ mọc rất cao, nhất là đối với những giống F1.

Qua theo kết quả của bảng 3.1 cho thấy tất cả các công thức tham gia thí nghiệm có thời gian mọc mầm tính từ khi gieo là 6 - 7 ngày. Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các công thức tham gia thí nghiệm. Thời gian từ gieo đến mọc mầm của công thức CT1, CT2, CT4 là 6 ngày và của CT3 là 7 ngày. Điều này được giải thích là điều kiện và thời tiết trong giai đoạn này khá bất lợi cho sự nảy mầm của hạt. Sau 8 ngày khi gieo thì toàn bộ các công thức thí nghiệm đã xuất hiện 2 lá mầm.

3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột

Thời gian sinh trưởng cũng như thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Tại Nghệ An trong vụ xuân năm 2012 thời tiết biến đổi phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trồng và chăm sóc cây dưa chuột. Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc mọc mầm cho đến khi kết thúc thu hoạch.Và các giai đoạn sinh trưởng được theo dõi qua quá trình tiến hành thí nghiệm.

Kết quả thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng thu được tại bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột

Đơn vị tính: ngày CT 3-4 lá thật Ra tua cuốn Phân cành cấp 1 Ra hoa Thu quả đợt 1 Tổng TGST CT1 20 33 38 37 45 76 CT2 20 34 39 36 45 76 CT3 21 33 38 37 45 74 CT4 20 34 40 37 45 74

- Thời kì gieo đến 3-4 lá thật: Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng. Song trước khi cây phân cành cấp 1 thì các công thức chưa tiến hành thí nghiệm nên chưa có

sự sai khác có ý nghĩa đáng kể giữa các công thức. Do thời gian mọc mầm kéo dài cũng như do thời tiết trong giai đoạn này đang chịu các đợt không khí lạnh nên thời gian này cũng bị kéo dài, CT 3 bước vào giai đoạn 3-4 lá thật muộn hơn (21 ngày) so với các công thức còn lại là 20 ngày.

- Thời gian từ gieo - ra tua cuốn: Tua cuốn giúp thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây. Những giống phát triển thân lá nhanh nhưng thời gian ra tua cuốn chậm sẽ làm cho cây dễ bị đổ ngã. Đối với những giống ở Việt Nam việc ra tua cuốn rất quan trọng cho cây leo theo dàn. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thời gian bắt đầu xuất hiện tua cuốn của các công thức biến động từ 33 đến 34 ngày, trong đó CT2 và CT4 xuất hiện tua cuốn muộn nhất là 34 ngày sau gieo, và giống sớm hơn là CT1 và CT3 là 33 ngày sau gieo.

- Thời gian từ gieo - ra hoa: Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn. Trong giai đoạn này, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nếu nhiệt độ càng thấp thì thời gian giai đoạn này càng kéo dài. Trong giai đoạn này thời tiết chuyển theo hướng thuận lợi cho cây dưa chuột phát triển nên giai đoạn này cần tiến hành bón thúc và tưới nước đầy đủ cho cây để giúp cây phát triển mạnh nhằm vượt dậy sự kìm hãm sinh trưởng trong giai đoạn đầu.[12] Nghiên cứu thời gian ra hoa giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của các giống. Ở thời kỳ này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng. Đối với cây dưa chuột thì hoa đực đầu tiên thường xuất hiện trước hoa cái đầu tiên 1- 2 ngày. Qua kết quả theo dõi chúng tôi nhận xét như sau: CT2 cho hoa là 36 sớm hơn CT1, CT3 và CT4 là 1 ngày.

- Thời gian từ gieo - phân cành: Thời gian phân cành, số cành và số cấp cành đều do đặc tính di truyền của giống quy định. Cành hình thành nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống chín sớm hay chín muộn. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Thời kì này bộ rễ của cây đã phát triển cho nên khả năng hút nước tăng lên rất nhiều. Đồng thời diện tích lá tăng lên nên khả năng quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ tăng lên nhiều. Điều đó đã thúc đẩy quá trình vươn lóng, phân chia đốt mạnh hơn nhiều làm cho chiều cao thân chính tăng nhanh tạo điều kiện cho các lá mới được hình thành. Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy các công thức tham gia thí nghiệm bước vào thời kỳ phân cành cách nhau từ 1 - 2 ngày. Trong đó CT4 có thời gian phân cành muộn nhất nhất là 40 ngày sau khi gieo hạt. Có 2 công thức cùng bước vào thời kỳ này sớm hơn là 38 ngày sau khi gieo hạt đó là các công thức CT1, CT3 còn CT2 bước vào phân cành ở thời điểm 39 ngày sau gieo. Nghiên cứu thời thời gian cây phân cành cấp 1 để biết được thời điểm cần tác động để tiến hành cắt cành cấp 1 cho các công thức. Như vậy sau vài ngày cây phân cành cấp 1 ta tiến hành cắt cành tạo thân chính cho cây. Tuy nhiên đối với cây dưa chuột thì cây phân cành không tập trung nên công việc này được làm kết hợp khi ta làm cỏ hay hái lá gốc cho cây.

- Thời gian từ gieo - thu quả đợt 1: Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống,quá trình chăm sóc cung cấp đủ lượng phân bón,mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng. Giống sớm sau gieo 35 - 40 ngày thì được thu hái quả, giống trung và giống muộn sau gieo 50 - 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên. Tổ hợp lai F1765 trong điều kiện và thời tiết thuận lợi thì thường cho thu hoạch đợt đầu là 38 - 40 ngày. Theo bảng 3.2 cho thấy: Các công thức được tiến hành thu quả cùng 1 đợt để dễ dàng theo dõi các chỉ tiêu về hình thái quả.

- Tổng thời gian sinh trưởng: Cũng như các loại cây trồng khác, dưa chuột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 29)