Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa chuột qua các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 38 - 43)

3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3.Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa chuột qua các

với các phương pháp cắt tỉa khác nhau nên có sự sai khác ý nghĩa ảnh hưởng đến tổng thời gian sinh trưởng của cây. Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy CT4 và CT3 có tổng thời gian sinh trưởng thấp nhất là 74 ngày đến CT2 và CT1 có tổng thời gian sinh trưởng là 76 ngày.

3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa chuột qua các công thức thức

Chiều cao thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suất vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính. Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào các yếu tố ngoại tác động như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng và các loại giống khác nhau. Chiều cao thân chính còn là một đặc điểm phản ánh khả năng tổng hợp chất hữu cơ của giống và một phần phản ánh dinh dưỡng có trong đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Dưa chuột thuộc họ bầu bí, thân thuộc loại leo bò, thân mảnh nhỏ, trên thân có lông tơ nhiều hay ít phụ thuộc vào ngoại cảnh, tuổi cây, giống, điều kiện ngoại cảnh lúc cây sinh trưởng và kỹ thuật chăm sóc. Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi và chăm sóc không đảm bảo thì chiều cao thân sẽ không đạt tới chiều cao của giống. Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển tốt. Tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn đó sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển. Có những trường hợp cây bị lốp đổ do độ ẩm quá cao, bón nhiều đạm làm cho cây tập trung vào sinh trưởng thân lá và ra hoa chậm. Hay khi cây phát triển mạnh, phân các cành cấp 1 nhiều làm cho cây không tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính làm ảnh hưởng đến chiều dài thân chính. Đồng thời khi thân lá của các cành

cấp 1 phát triển quá dày đặc cũng gây nên tình trạng rốp đổ làm cho cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại.[19]

Đánh giá chỉ tiêu mức độ tăng trưởng chiều cao giữa các công thức có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng sinh trưởng phát triển của cây theo các cách cắt cành khác nhau, và là cơ sở để bổ sung dữ liệu cách tác động kỹ thuật phù hợp giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó thân chính còn có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây, do vậy song song với quá trình phát triển của thân chính là sự phát triển hài hòa của lá, cành, hoa và quả của cây.

Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao thân cây dưa chuột qua các công thức khác nhau được thể hiện qua bảng 3.3 và được minh họa bằng đồ thị hình 3.1:

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các công thức

Đơn vị tính: cm

Ngày sau gieo

CT 15 22 29 36 43 50 57 64 CT1 4,64 9,37 30,63 89,62 138,32a 185,04a 225,12a 257,55a CT2 4,58 9,47 32,20 90,52 138,44a 180,99ab 221,18a 253,11a CT3 4,73 9,19 31,15 90,25 139,48a 179,68ab 219,52ab 251,29ab CT4 4,57 9,49 31,69 91,03 138,77a 174,59b 214,40b 244,84b LSD0,05 0,57 1,64 2,08 3,46 2,18 7,61 5,97 6,58 CV% 6,19 8,78 3,32 1,92 0,87 2,21 1,36 1,31

Giá trị trong cùng một bảng ở các công thức/ 1 lần đo có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05) (so sánh sự sai khác giữa các công thức theo Statistix 8.2).

Hình 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các công thức Thân chính có chiều cao càng lớn sẽ cho số lá và số cành nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và năng suất cây trồng. Sự sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn. Kết quả từ bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy chiều cao cây của dưa chuột ở các công thức phát triển mạnh theo thời gian và có sự khác nhau. Ởgiai đoạn đầu đến giai đoạn tiến hành cắt cành chiều cao cây phát triển ổn định qua các công thức. Sau khi cắt tỉa cành thì chiều cao cây biến đổi rõ rệt được thể hiện ở biểu đồ hình 3.1. Như vậy việc cắt tỉa cành có ý nghĩa trong sự phát triển chiều cao cây cho dưa chuột.

- Giai đoạn 15 ngày sau gieo:

Đặc điểm của thời kỳ này là bộ phận trên mặt đất - thân lá phát triển rất chậm, lá nhỏ, chưa phân lóng. Đây cũng là thời kỳ cây xuất hiện 2 lá thật và bắt đầu chuyển sang giai đoạn 3-4 lá thật, khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ còn thấp, chủ yếu là nhờ 2 lá mầm. Bộ phận dưới mặt đất phát triển tương đối nhanh cả về độ sâu và chiều rộng, khả năng ra rễ phụ mạnh. Cây bắt đầu chuyển từ dinh dưỡng nhờ hạt sang dinh dưỡng nhờ rễ. Cây sinh trưởng yếu, mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại rất kém. Kết quả thu được tại bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy chiều cao cây biến động từ 4,58 đến 4,73 cm. Trong giai đoạn này các công thức không sai khác ở mức ý nghĩa

thống kê (P<0,05). Trong đó CT2 có chiều dài thấp nhất 4,58 cm và CT3 có chiều dài cao nhất là 4,73 cm.

- Giai đoạn 22 ngày sau gieo: Đây là thời kỳ cây 3-4 lá thật có một số cây bắt đầu xuất hiện lá thứ 5. Thời kỳ này cây phát triển kém do điều kiện thời tiết giai đoạn này không thuận lợi cho sự phát triển của cây như độ ẩm trung bình 90 - 95%, nhiệt độ 16,5 - 17,50C làm cho cây giai đoạn này bị kìm hãm sinh trưởng cây chuyển từ giai đoạn 2 lá thật đến 3-4 lá thật kéo dài (được minh họa rõ ở đồ thị hình 3.1). Giai đoạn này cần cung cấp nước đầy đủ cho cây và bón bổ sung kali giúp cây chịu rét tốt.

Qua kết quả tại bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy sự tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn này chậm và sự biến động chiều cao cây giữa các công thức không sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05). Công thức có chiều cao nhất là CT4 9,49cm và CT3 có chiều cao thấp nhất là 9,19cm.

Giai đoạn 29 ngày sau gieo:

Ở thời kỳ này tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nên cây phát triển khá chậm. Tuy nhiên giai đoạn này rễ phát triển mạnh giúp cây tổng dinh dưỡng nuôi cây và chống chịu với điều kiện khí hậu. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cây tăng dần do diện tích lá cũng như số lá trên cây tăng. Kết quả thu được sự tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn này thấp nhất là CT1 là 30,63cm và cao nhất là CT4 là 32,20 cm.Các công thức ở giai đoạn này không sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giai đoạn 36 ngày sau gieo: Giai đoạn này điều kiện khí hậu thay đổi theo hướng thuận lợi cho sự phát triển của cây dưa chuột nên đây là giai đoạn cần chú ý việc chăm sóc, bón phân và việc áp dụng các kỹ thuật sẽ đánh thức sự phát triển nhằm tạo điều kiện cho giai đoạn ra hoa và thụ phấn của cây. Nhờ vậy mà cây phát triển nhanh cả về chiều cao, số lá và diện tích lá giúp cây quang hợp tốt. Đây cũng là giai đoạn cây hình thành tua cuốn, sự xuất hiện của hoa đực cũng như hoa cái và tốc độ phát triển chiều cao cây mạnh nhất. Chiều cao cây ở giai đoạn này đạt cao nhất là 91,03cm ở CT4 tiếp đó là CT2 90,52cm, CT3 là 90,03cm cuối cùng thấp nhất là CT1 89,62cm. Các công thức không sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Giai đoạn 43 ngày sau gieo: Được sự ủng hộ của điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc nên giai đoạn này cây tiếp tục tăng chiều cao mạnh. Và đây cũng là giai đoạn cây phân cành. Do sự kim hãm sinh trưởng ở giai đoạn đầu nên cây phân cành muộn song cây phân cành khá tập trung mỗi cây có thể phân 1- 3 cành trong 1 đợt. Cây phân cành là điều kiện để chúng tôi tiến hành thí nghiệm nên chiều cao cây ảnh hưởng rất lớn đến số cành cấp 1. Vì vậy khi cây chưa phân cành thì các yếu tố tác động lên các công thức đồng đều nhau nên chưa có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức. Qua bảng 3.3 cho thấy chiều cao giai đoạn này đoạn thấp nhất là 138,32 cm ở CT1 không sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với CT2 (138,44cm) và CT4 (138,77cm), CT4 đạt chiều cao lớn nhất là 139,48cm.

Giai đoạn 50 ngày sau gieo: Đây là giai đoạn cây cho thu hoạch song chiều cao cây vẫn phát triển mạnh. Giai đoạn này cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả và phát triển thân lá nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Do có sự tác động về phương pháp cắt tỉa khác nhau ở các công thức khác nhau nên chiều cao cây ở giai đoạn có sự sai khác đáng kể. CT1 có chiều cao cây vượt trội nhất 185,04cm(mức a) còn CT4 (174,59 cm, mức b) có chiều cao thấp nhất khi để cành cấp 1 phát triển tự nhiên. Giữa 2 công thức này đã có sự sai khác về mặt thống kê (P< 0,05).

Giai đoạn 57 ngày sau gieo: Thời kì này hầu hết chất dinh dưỡng tập trung cho quá trình ra hoa và hình thành quả, cho nên động thái tăng trưởng chiều cao thân chính chậm lại. Và đây cũng là giai đoạn rộ mùa thu hoạch nên chiều cao cây giai đoạn này có sự sai khác rõ hơn giữa các công thức. Qua bảng 3.3 cho thấy chiều cao CT1(225,12cm, mức a) có sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) so với chiều cao của CT4(214,40cm, mức b). Cũng ở mức ý nghĩa đó thì CT2(221,18cm, mức a) có sự sai khác ý nghĩa so với CT4(214,40cm, mức b). Còn các công thức còn lại không có sự sai khác. Chiều cao thân chính của CT1 đạt cao nhất 225,1cm và CT4 thấp nhất 214,40cm. CT3 đạt chiều cao(219,52cm,mức ab). Chiều cao cây từ giai đoạn này bắt đầu tăng trưởng chậm dần được minh họa rõ hơn tại biểu đồ hình 3.1.

Giai đoạn 64 ngày sau gieo: Đây là thời kỳ chiều cao cây gần như đạt tối đa do cây tập trung vật chất khô để nuôi quả, chỉ một lượng nhỏ dinh dưỡng được sử dụng để phát triển thân lá nên thời kỳ này chiều cao thân chính tăng chậm dần đến ổn định. Qua kết quả của bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy ở CT4(ĐC) trong giai đoạn này chiều cao thân chính đạt thấp nhất 244,84cm(mức b) còn chiều cao thân chính của CT1 đạt cao nhất là 257,55cm(mức a) 2 công thức này có sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05). CT2 và CT3 không có sự sai khác ý nghĩa và lần lượt đạt chiều cao cây là 253,11cm(mức a) và 251,29cm(mức ab).

Như vậy, chiều cao thân chính mặc dù là một chỉ tiêu phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống và đồng thời nó cũng là giá trị kiểu hình thể hiện trong từng môi trường cụ thể. Do vậy chỉ tiêu này không nằm ngoài sự tác động của môi trường cũng như sự chăm sóc của con người và chiều cao cây đã chịu sự tác động ở các công thức cắt tỉa cành khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 38 - 43)