3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài
3.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến mọc của cây dưa chuột
- Tỷ lệ mọc mầm: Tỷ lệ mọc mầm là tỷ số giữa số hạt mọc mầm và số hạt mang gieo. Hạt sau khi gieo muốn nảy mầm cần phải có đủ 3 điều kiện đó là nhiệt độ, ẩm độ và không khí, khi hạt hút đủ khoảng 50% lượng nước so với trọng lượng hạt thì hạt sẽ nảy mầm. Độ ẩm đất cũng rất quan trọng đến quá trình nảy mầm của hạt, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra hiện tượng thối hạt. Nhiệt độ ở độ sâu 10 cm khoảng 12- 150C là thích hợp nhất đối với hạt mọc mầm. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác đinh mức độ đồng đều của các công thức.[15] Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ mọc mầm của các công thức giao động từ 75,5 -76,6 %, Không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức. Tỷ lệ mọc mầm thấp giả thích cho ta thấy giai đoạn này điều kiện thời tiết không tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.
Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến mọc của cây dưa chuột
CT Gieo đến mọc(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%)
CT1 6 76,3
CT2 6 75,5
CT3 7 76,6
CT4 6 75,8
- Thời gian từ gieo - mọc mầm: Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất, nhiệt độ không khí. Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột. Thời kỳ nảy mầm của dưa chuột yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ trên 120C hạt mới có thể nảy mầm, nhiệt độ tối thích ở
chứa nhiều chất dự trữ nên khả năng nảy mầm rất mạnh, tỷ lệ mọc rất cao, nhất là đối với những giống F1.
Qua theo kết quả của bảng 3.1 cho thấy tất cả các công thức tham gia thí nghiệm có thời gian mọc mầm tính từ khi gieo là 6 - 7 ngày. Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các công thức tham gia thí nghiệm. Thời gian từ gieo đến mọc mầm của công thức CT1, CT2, CT4 là 6 ngày và của CT3 là 7 ngày. Điều này được giải thích là điều kiện và thời tiết trong giai đoạn này khá bất lợi cho sự nảy mầm của hạt. Sau 8 ngày khi gieo thì toàn bộ các công thức thí nghiệm đã xuất hiện 2 lá mầm.