Tình hình sâu hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 50)

3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài

3.6.1.Tình hình sâu hại

Trên cây dưa chuột có thể có nhiều bộ phận bị sâu phá hoại, tùy vào loại sâu và đặc điểm của từng bộ phận mà mức độ cũng như tỷ lệ gây hại là khác nhau. Sâu có thể phá hại một phần (quả, lá, thân...) hoặc toàn bộ cơ thể của cây[24].Trong quá trình nghiên cứu cây dưa chuột thí nghiệm đã mắc phải một số sâu hại như:

* Sâu xanh ăn lá: Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non. Sâu phát sinh gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non. Sâu non gặm chất xanh lá và chừa lại phần màng lá, sâu non thường tập trung thành từng cụm, sâu trưởng thành cắn thủng lá làm lá bị khuyết chừa lại phần gân lá.

Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ cây dưa chuột bị sâu xanh ăn lá như sau: CT1 có tỷ lệ bị sâu xạnh hại lá nhiều nhất là 24,18% tiếp đến là CT3 có tỷ lệ bị sâu xạnh hại lá là 22,56 %, CT2 có tỷ lệ bị sâu xạnh hại lá là 22,56 %và CT4 có tỷ lệ bị sâu xạnh hại lá thấp nhất là 21,05%.

Dòi đục lá (Liriomysa trifolii):

Là một loài sâu hại sâu non ăn diệp lục ở giữa 2 lớp biểu bì lá, để lại những đường đục ngoằn ngoèo trên mặt phiến lá. Sâu xuất hiện gây hại từ đầu đến cuối vụ nhưng gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây ra hoa đến thời kỳ có quả[7]. Ở thí nghiệm nghiên cứu thì dòi đục quả phát triển gây hại mạnh nhất là giai đoạn cây có 7-8 lá thật. Kết quả thu được ở CT4 có tỷ lệ cây bị ruồi đục lá cao nhất là 64,28%. CT1 có tỷ lệ cây bị dòi đục lá thấp nhất là 45,75%. CT3 có tỷ lệ dòi đục lá 55,74 %. CT2 có tỷ lệ dòi đục lá là 48,16%.

- Nhện đỏ (Tetranychus urticae)

Chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá. Trứng rất nhỏ, hình bán cầu, màu đỏ sẫm, trứng được đẻ ở mặt dưới lá. Con trưởng thàng dài cỡ 0,5mm màu đỏ nâu, có 8 chân. Con non nhỏ hơn, cũng màu đỏ nâu có 6 chân. Nhện non và trưởng thành chích hút lá tạo ra những đốm lá nâu vàng làm lá vàng khô và rụng, cây sinh trưởng kém. Nhện còn chích hút vỏ quả non làm quả nhỏ và sần sùi, xuất hiện trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây[7]. Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ bị

nhện đỏ phá hại ở các công thức tương đối khác nhau. Ở CT4 có tỷ lệ bị nhện đỏ phá hại cao nhất (22,78%), tiếp đó là CT2 (18,56%), CT3 (19,24%) và CT có tỷ lệ bị nhện đỏ phá hại thấp nhất (15,78%).

* Sâu xanh ăn lá

Là đối tượng gây hại chủ yếu trên lá và đỉnh sinh trưởng của cây vào thời kỳ câycon đến 5 đến 6 lá. Sâu non gặm chất xanh lá và chừa lại phần màng lá, sâu non thường tập trung thành từng cụm, sâu trưởng thành cắn thủng lá làm lá bị khuyết chừa lại phần gân lá[13]. Qua theo dõi chúng tôi thấy mật độ sâu xanh gây hại cao nhất ở CT4 (36,05%), thấp nhất ở CT1 (31,18%), CT2 (32,56%), CT3 (32,33%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 50)