Các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức dưa chuột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài

3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức dưa chuột

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ và là chỉ tiêu để đánh giá việc trồng trọt hợp lý hay không, quá trình sinh trưởng tốt hay kém, khả năng thích ứng với điền kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu. Vì vậy năng suất không chỉ phán ánh riêng một khía cạnh nào của giống mà là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Năng suất của bất kì một loại cây trồng nào cũng đều có sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Nói cách khác, một giống có thể có năng suất cao trong môi trường này so với giống kia nhưng lại thấp hơn trong môi trường khác. Muốn đạt được năng suất cao và phẩm chất tốt cần tác động các biện pháp kỹ thuật sao cho hợp lý đối với từng loại giống cây trồng trong từng điều kiện cụ thể[15]. Dưa chuột là loại rau ăn quả, tiềm năng cho năng suất được cấu thành bởi các yếu tố sau: mật độ, số lượng quả/cây, khối lượng trung bình quả (gam). Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của công thức cắt tỉa cành dưa chuột được chúng tôi tổng hợp tại bảng 3.8

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các công thức Chỉ tiêu CT Mật độ (cây/m2) Số quả hữu hiệu/cây KLTB quả(g) NSCT (Kg/ cây) NSLT (tấn/ ha) NSTT (tấn/ ha) CT1 4 3,73c 251.00a 0,94c 26,22c 23,45c CT2 4 4,33bc 253.67a 1,10b 30,74b 25,37bc CT3 4 5,27a 247.67a 1,30a 36,48a 30,00a CT4 4 4,53b 249.33a 1,13b 31,64b 26,30b LSD0.05 - 8,48 15,46 6,97 4,35 2,41 CV% - 0,76 3,09 0,16 6,97 4,59

Giá trị trong cùng một cột ở các công thức có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05) (so sánh sự sai khác giữa các công thức theo Statistix 8.2).

- Mật độ: Mật độ gieo là yếu tố giúp cho chúng ta xác định khoảng cách giữa các cá thể trong quá trình sản xuất, nhằm tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có như không gian, ánh sáng cùng với các biện pháp canh tác làm cho năng suất thu được cao nhất. Mật độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trong suốt chu kỳ sống. Mật độ quá dày sẽ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng, khó khăn trong việc chăm sóc đồng thời dễ bị các loại sâu bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này. Nhưng mật độ giảm quá ngưỡng thích hợp sẽ không tận dụng được diện tích canh tác, cỏ dại dễ phát triển và năng suất trên đơn vị diện tích giảm. Do vậy, việc bố trí mật độ phải được dựa trên cơ sở đặc tính nông học của từng giống, điều kiện dinh dưỡng trong đất và điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng cụ thể. Trong thí nghiệm chúng tôi bố trí tất cả các giống với khoảng cách cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 60cm, mật độ 4cây/m2 (40000 cây/ha). Trừ đi hệ số sử dụng đất là 0,3 thì mật độ chính của cây dưa chuột là 28000 cây/ha.

- Số quả hữu hiệu/cây (quả): Đối với dưa chuột theo dõi và nghiên cứu tỉ lệ quả hữu hiệu là rất quan trọng vì tỉ lệ quả hữu hiệu có liên quan đến năng suất thực thu sau này, cung như việc xác định hiệu quả kinh tế. Dưa chuột là loại rau ăn quả nhưng không phải tất cả các quả đậu đều là nếu thương phẩm, có khi tỉ lệ này rất thấp. Có hiện tượng này là do thiếu dinh dưỡng, cây chịu tác động của điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc chịu tác động cơ giới bên ngoài. Do đó, việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác hợp lí sẽ làm tăng tỉ lệ quả thương phẩm hạn chế sự xuất hiện của quả không thương phẩm. Chỉ tiêu này được đánh giá qua các lần thu năng suất và được chúng tôi tổng hợp trong bảng 3.8 như sau: CT3(5,27 quả/ cây, mức a) có sự sai khác có ý nghĩa với CT1 có số quả hữu hiệu trên cây thấp nhất là 3,73 quả/ cây(mức c) và CT2(4,33 quả/ cây, mức bc), CT2 có số quả hữu hiệu trên cây là 4,33 quả/ cây(mức bc) không có sự sai khác ý nghĩa so với CT4 có số quả hữu hiệu trên cây 4,53 quả/ cây(mức ab)

- Khối lượng trung bình quả (g): Khối lượng trung bình quả giữa các công thức ít có sự chênh lệch đáng kể. Khối lượng trung bình quả giữa các công thức

đạt từ 247,67 đến 251g/ quả. Các công thức được thu hoạch đúng độ chín thương phẩm cũng như theo thị hiếu của người tiêu dùng.

- Năng suất cá thể(kg/ cây): Năng suất cá thể được tính bằng tích của khối lượng trung bình quả với số quả hữu hiệu trên cây. Năng suất cá thể quyết định năng suất lý thuyết, theo bảng 3.8 cho thấy năng suất cá thể của CT3 đạt lớn nhất là 1,3 kg/ cây(mức a) có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P< 0,05) với các công thức còn lại.

- Năng suất lý thuyết: Ở dưa chuột năng suất lý thuyết được quy định bởi số cây/ m2, số quả hữu hiệu/ cây và khối lượng trung bình quả. Kết quả năng suất lý thuyết, kết quả thu được tại bảng 3.8 và được minh họa ở biểu đồ hình 3.3 như sau: Năng suất lý thuyết cao nhất đạt được ở CT3 là 36,48 tấn/ha (mức a) có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) đối với CT1 cho năng suất lý thuyết thấp nhất là là 26,22 tấn/ ha(mức c) và CT2 cho năng suất lý thuyết là 30,74 tấn/ ha(mức b).CT3(36,48 tấn/ ha, mức a) cũng có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) với CT4 (31,64 tấn/ ha, mức b).

Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa chuột qua các công thức

- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu thương phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình trồng trọt, nó là chỉ tiêu phản ánh được hiệu quả kinh tế. Do đó

đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc quyết định đưa môi trường nào vào quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả ở bảng 3.8 và biểu đồ hình 3.3 cho thấy năng suất thực thu của CT1 là thấp nhất 23,45 tấn/ ha (mức b) có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) với CT3 có năng suất thực thu cao nhất là 30,0 tấn/ ha(mức a) và CT4 có năng suất thực thu là 26,3 tấn/ ha(mức b). và CT2 có năng suất thực thu là 25,37 tấn/ ha (mức bc) có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) so với CT3(30,0 tấn/ ha, mức a).

Qua kết quả thu được tại bảng 3.7, biểu đồ hình 3.3 và phân tích ở trên cho thấy phương pháp cắt tỉa cành dưa chuột đã ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu ở các công thức. Khi cắt hết cành cấp1 thì cây không cho quả ở các cành cấp như ở CT1 nên năng suất đạt được là thấp nhất. Ngược lại năng suất dưa chuột đạt cao nhất ở CT3 với cách để 2 cành cấp 1 tạo thành 3 thân chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w