3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài
3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột
Thời gian sinh trưởng cũng như thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Tại Nghệ An trong vụ xuân năm 2012 thời tiết biến đổi phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trồng và chăm sóc cây dưa chuột. Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc mọc mầm cho đến khi kết thúc thu hoạch.Và các giai đoạn sinh trưởng được theo dõi qua quá trình tiến hành thí nghiệm.
Kết quả thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng thu được tại bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột
Đơn vị tính: ngày CT 3-4 lá thật Ra tua cuốn Phân cành cấp 1 Ra hoa Thu quả đợt 1 Tổng TGST CT1 20 33 38 37 45 76 CT2 20 34 39 36 45 76 CT3 21 33 38 37 45 74 CT4 20 34 40 37 45 74
- Thời kì gieo đến 3-4 lá thật: Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng. Song trước khi cây phân cành cấp 1 thì các công thức chưa tiến hành thí nghiệm nên chưa có
sự sai khác có ý nghĩa đáng kể giữa các công thức. Do thời gian mọc mầm kéo dài cũng như do thời tiết trong giai đoạn này đang chịu các đợt không khí lạnh nên thời gian này cũng bị kéo dài, CT 3 bước vào giai đoạn 3-4 lá thật muộn hơn (21 ngày) so với các công thức còn lại là 20 ngày.
- Thời gian từ gieo - ra tua cuốn: Tua cuốn giúp thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây. Những giống phát triển thân lá nhanh nhưng thời gian ra tua cuốn chậm sẽ làm cho cây dễ bị đổ ngã. Đối với những giống ở Việt Nam việc ra tua cuốn rất quan trọng cho cây leo theo dàn. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thời gian bắt đầu xuất hiện tua cuốn của các công thức biến động từ 33 đến 34 ngày, trong đó CT2 và CT4 xuất hiện tua cuốn muộn nhất là 34 ngày sau gieo, và giống sớm hơn là CT1 và CT3 là 33 ngày sau gieo.
- Thời gian từ gieo - ra hoa: Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn. Trong giai đoạn này, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nếu nhiệt độ càng thấp thì thời gian giai đoạn này càng kéo dài. Trong giai đoạn này thời tiết chuyển theo hướng thuận lợi cho cây dưa chuột phát triển nên giai đoạn này cần tiến hành bón thúc và tưới nước đầy đủ cho cây để giúp cây phát triển mạnh nhằm vượt dậy sự kìm hãm sinh trưởng trong giai đoạn đầu.[12] Nghiên cứu thời gian ra hoa giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của các giống. Ở thời kỳ này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng. Đối với cây dưa chuột thì hoa đực đầu tiên thường xuất hiện trước hoa cái đầu tiên 1- 2 ngày. Qua kết quả theo dõi chúng tôi nhận xét như sau: CT2 cho hoa là 36 sớm hơn CT1, CT3 và CT4 là 1 ngày.
- Thời gian từ gieo - phân cành: Thời gian phân cành, số cành và số cấp cành đều do đặc tính di truyền của giống quy định. Cành hình thành nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống chín sớm hay chín muộn. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Thời kì này bộ rễ của cây đã phát triển cho nên khả năng hút nước tăng lên rất nhiều. Đồng thời diện tích lá tăng lên nên khả năng quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ tăng lên nhiều. Điều đó đã thúc đẩy quá trình vươn lóng, phân chia đốt mạnh hơn nhiều làm cho chiều cao thân chính tăng nhanh tạo điều kiện cho các lá mới được hình thành. Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy các công thức tham gia thí nghiệm bước vào thời kỳ phân cành cách nhau từ 1 - 2 ngày. Trong đó CT4 có thời gian phân cành muộn nhất nhất là 40 ngày sau khi gieo hạt. Có 2 công thức cùng bước vào thời kỳ này sớm hơn là 38 ngày sau khi gieo hạt đó là các công thức CT1, CT3 còn CT2 bước vào phân cành ở thời điểm 39 ngày sau gieo. Nghiên cứu thời thời gian cây phân cành cấp 1 để biết được thời điểm cần tác động để tiến hành cắt cành cấp 1 cho các công thức. Như vậy sau vài ngày cây phân cành cấp 1 ta tiến hành cắt cành tạo thân chính cho cây. Tuy nhiên đối với cây dưa chuột thì cây phân cành không tập trung nên công việc này được làm kết hợp khi ta làm cỏ hay hái lá gốc cho cây.
- Thời gian từ gieo - thu quả đợt 1: Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống,quá trình chăm sóc cung cấp đủ lượng phân bón,mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng. Giống sớm sau gieo 35 - 40 ngày thì được thu hái quả, giống trung và giống muộn sau gieo 50 - 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên. Tổ hợp lai F1765 trong điều kiện và thời tiết thuận lợi thì thường cho thu hoạch đợt đầu là 38 - 40 ngày. Theo bảng 3.2 cho thấy: Các công thức được tiến hành thu quả cùng 1 đợt để dễ dàng theo dõi các chỉ tiêu về hình thái quả.
- Tổng thời gian sinh trưởng: Cũng như các loại cây trồng khác, dưa chuột trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả đợt cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày,
trung ngày hay dài ngày. Khác với các loại cây trồng khác tổng thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, chế độ bón phân.Tổng thời gian sinh trưởng là cơ sở giúp người sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, xen canh giữa các loại