3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài
3.6.2. Tình hình bệnh hại:
Cây dưa chuột rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết cũng như quá trình chăm sóc, bón phân … Trong đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của bệnh trên dưa chuột. Ngoài ra khả năng chống chịu bệnh cũng là một nhân tố có tác động không nhỏ đến tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh trên cây. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi một số bệnh hại trên cây dưa chuột nhưng chủ yếu là bênh phấn trắng và bệnh sương mai giả. Đây cũng là 2 loại bệnh thường gặp nhất ở dưa chuột. Nếu bệnh gây hại nặng thì ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả. Trong quá trình chăm sóc canh tác thì mật độ hay độ rậm của thân lá cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh bệnh hại. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tổng hợp được một số bệnh hại dưa chuột sau:
- Bệnh phấn trắng: Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, lúc mới xuất hiện, trên lá có từng vết lá màu xanh bình thường, dần dần chuyển sang màu vàng, vết bệnh rộng dần và phủ một lớp nấm dày như bột mịn màu trắng. Lớp nấm có màu xám tro phủ lên lá khiến lá mất khả năng quang hợp, chuyển sang vàng tía, khô dần và lụi đi. Bệnh làm cho cây phát triển kém, năng suất giảm[13]. Qua bảng 3.6 cho thấy CT1 có tỷ lệ cây bị bệnh phấn trắng thấp nhất (8,05%), tiếp đó CT2 có tỷ lệ cây bị bệnh phấn trắng (10,21%), CT3 (11,75%) và CT4 có tỷ lệ bệnh phấn trắng cao nhất (14,56%).
- Bệnh sương mai giả ở dưa chuột: Đây là bệnh điển hình của cây dưa chuột, bệnh thường thể hiện rõ nhất ở trên lá là những đốm nhỏ màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. Bệnh lây lan rất nhanh, nhiều vết liên kết với nhau làm lá vàng khô cháy, chóng tàn. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành, hoa, quả. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, mặt dưới lá chỗ mô bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng bông xốp tựa như lớp sương muối[20]. Trong thời gian nghiên cứu, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển nên tỷ lệ cây bị bệnh sương mai ở mức độ ít như ở CT1 tỷ lệ cây bị bệnh chỉ chiếm 8,05%, CT2 tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 10,21%, CT3 tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 11,75 %. Tỷ lệ cây bị bệnh sương mai lớn nhất là CT4 (14,56%).
Như vậy quá trình cắt tỉa cành lá phần nào đã ảnh hưởng đến tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên cây dưa chuột.