Ngày 28/11/2002, CFA vừa nộp đơn lên DOC cho rằng, đã xuất hiện "tình trạng khẩn cấp" trong vụ kiện cá basa. Những luận điểm cơ bản đó là:
(1) Các nhà xuất khẩu Việt Nam biết cá basa filê đã bị bán phá giá; (2) Các nhà xuất khẩu có thông tin về việc áp thuế chống phá giá đối với công ty mình ở mức 25% hoặc cao hơn nữa trong giai đoạn điều tra ban
đầu của DOC (kết thúc vào ngày 24/1/2003);
(3) Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng số lượng hàng sang Mỹ sau khi CFA nộp đơn yêu cầu điều tra chống phá giá (ngày 28/6/2002);
(4) Tính từ ngày 28/6/2002, số lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng ở
mức 15% hoặc cao hơn nữa so với thời gian trước ngày nộp đơn yêu cầu
điều tra chống phá giá;
(5) Cần áp dụng hồi tố thuế chống phá giá để đảm bảo hiệu quả của thuế chóng phá giá sẽ được ban hành vào ngày24/1/2003.
Điều này có nghĩa là, thuế chống phá giá có thể được áp dụng đối với các chuyến hàng nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 26/10/2002 trở lại đây, nếu như DOC và Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế (USITC) quyết định là "trường hợp khẩn cấp" tồn tại.
Quy định về "tình trạng khẩn cấp" theo Luật Chống phá giá của Mỹ
là nhằm đề phòng các nhà xuất khẩu tăng lượng hàng xuất trước khi DOC áp dụng thuế chống phá giá. Tuy nhiên, DOC chỉ quyết định có xuất hiện tình trạng này khi có hai điều kiện:
(1) Một công ty đã từng bán phá giá mặt hàng bịđiều tra tại Mỹ hoặc tại nước khác; nhà nhập khẩu đã biết hoặc đáng lẽ phải biết rằng mặt hàng bịđiều tra đã bán phá giá,
(2) Mặt hàng bị điều tra đã được nhập khẩu ồ ạt trong thời gian tương đối ngắn.
Trong vụ kiện cá basa này, tất cả các nhà xuất khẩu đều xuất hàng cho các công ty không liên kết. Do vậy, nếu DOC khẳng định là "trường hợp khẩn cấp" có tồn tại, thì thuế suất sẽ là 25%. Để xác định lượng hàng xuất khẩu sang có phải là ồ ạt trong "một khoảng thời gian tương đối ngắn" hay không, DOC sẽ so sánh lượng hàng được xuất sang Mỹ sau khi khởi sự điều tra với lượng hàng xuất khẩu trong khoảng thời gian ngay trước khi tiến hành điều tra xem mức chênh lệch có tới 15% hay không.
Ngoài ra, để xác định "trường hợp khẩn cấp", cần phải có quyết định của cả DOC và USITC và bên nguyên còn phải chứng minh "có thiệt hại
đáng kể" vào thời điểm hiện nay, USITC mới có quyết định là có xuất hiện tình trạng khẩn cấp. Trong vụ kiện này, quyết định sơ bộ của USITC chỉ là "có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng" chứ không phải là "có thiệt hại
đáng kể vào thời điểm hiện tại". Vì thế, khả năng USITC ra quyết định thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là "trường hợp khẩn cấp" là rất thấp. Cáo buộc của CFA làm cho quá trình điều tra thêm phức tạp. Vì nó đòi hỏi các nhà
xuất khẩu phải cung cấp thông tin bổ sung và các nhà nhập khẩu phải giải quyết các vấn đề phát sinh trong vụ kiện này. Trường hợp xấu nhất, phải chịu thuế chống phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ sau ngày 26/10/2002, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu cá filê của Việt Nam vào Mỹ.
10. VASEP chọn Bangladesh làm nước thứ ba cho vụ kiện cá basa
Ngày 11/12/2002, VASEP vừa chính thức đề nghị DOC dùng Bangladesh làm nước thay thế để tính chi phí sản xuất trong vụ kiện chống bán phá giá cá basa và cá tra. Quyết định này được đưa ra sau chuyến khảo sát ấn Độ và Bangladesh của VASEP. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thư ký VASEP, Bangladesh là thích hợp nhất để sử dụng làm nước thay thế
bởi họ có mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người gần với Việt Nam nhất (380 USD/người). Cả Bangladesh và Việt Nam đều là những nước nằm ở châu thổ của nhiều hệ thống sông lớn, là điều kiện tốt để nuôi cá nước ngọt. DOC đã đưa ra 5 nước để Việt Nam tham khảo bao gồm Bangladesh, ấn Độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Ban đầu, VASEP dự định chọn ấn Độ, nhưng sau chuyến làm việc tại Bangladesh tuần trước, VASEP thấy nước này có nhiều yếu tố tương đồng với Việt Nam hơn. Bangladesh có giống cá pangasius rất giống cá basa và điều kiện nuôi trồng tương tự
như ở Việt Nam, trong khi ấn Độ chỉ có duy nhất một loại cá mang một số đặc điểm hơi giống cá basa (Phụ lục 7). Do đó, giá thành, chi phí sản xuất, xuất khẩu của ngành cá Bangladesh sát với thực tế của Việt Nam hơn. (Song Linh, vnexpress.net, ngày 12/12/2002)
11. DOC áp thuế bán phá giá cá basa Việt Nam
Rạng sáng 28/1/2003 (giờ Việt Nam), DOC đưa ra phán quyết bất lợi cho ngành cá da trơn nước ta với tuyên bố “các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu hàng sang Mỹ bán phá giá”. Quyết định này đồng nghĩa với việc mức thuế nhập khẩu cá basa vào Mỹ sẽ ở mức 37,94 – 63,88%. Việt Nam sẽ tiếp tục theo vụ kiện bán phá giá cá basa, đó là quyết định của VASEP
đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người sản xuất cá basa Việt Nam trước phán quyết áp thuế bán phá giá cá basa của DOC.
VASEP khẳng định, DOC đã không sử dụng phương pháp tính toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất khép kín (từ sản xuất cá giống, nuôi thương phẩm đến chế biến xuất khẩu) đúng như các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện. DOC cũng cố tình bỏ qua lợi thế cạnh tranh của nông dân Việt Nam trong công nghệ nuôi cá mật độ cao với giá hạ; không công bằng trong việc tính giá thành sản xuất cá filê của các nhà xuất khẩu Việt Nam khi cố tình không sử dụng các số liệu về giá nguyên liệu của loài Pangasius sản xuất tại Bangladesh do VASEP cung cấp mà sử dụng số liệu khác với giá cao gấp đôi.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tư, quyết định trên một lần nữa cho thấy việc điều tra của DOC chỉ nhằm mục đích bảo hộ cho nền sản xuất cá da trơn của Mỹ. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của Hiệp định Thương mại Việt–Mỹ và không phù hợp với tuyên bố của Tổng thống G.W.Bush tại Hội nghị cấp cao APEC–10 vừa qua là hướng tới một hàng rào thuế quan ở mức 0-5% vào năm 2015.
Bộ Thương mại Việt Nam khẳng định, Việt Nam không bán phá giá cá tra và basa filê đông lạnh vào thị trường Mỹ và yêu cầu DOC xem xét lại quuyết định sơ bộ của mình trên cơ sở phân tích cẩn thận và chính xác các thông tin để đưa ra các quyết định cuối cùng một cách khách quan, công bằng với tinh thần xây dựng, nhằm phát triển mối quan hệ thương mại Việt-Mỹ.
Chiều 28/1/2003, Đại sứ quán Mỹ tại Hà nội đã có cuộc họp nghị
bàn tròn thảo luận về phán quyết của DOC. Một quan chức cho biết, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ của vụ kiện.Tới đây, phía Mỹ sẽ cử một phái đoàn sang Việt Nam để tiếp tục khảo sát tình hình nuôi trồng và chế biến cá basa. Đoàn sẽ tìm hiểu quá trình sản xuất khép kín của các doanh nghiệp Việt Nam để áp dụng phương pháp tính toàn bộ. Đề cập đến các bước tiếp theo,VASEP cho biết sẽ tích cực hợp tác với DOC để giải quyết các vấn đề
còn lại. DOC biết rất rõ, khi áp dụng phương pháp tính toàn bộ quá trình sản xuất từ con giống đến xuất khẩu, biên độ chống phá giá của tất cả các
doanh nghiệp thanh viên VASEP sẽ là 0%. (Phong Lan, vnexpress.net, ngày 28/1/2003)
12. DOC sửa mức thuế phá giá đối với cá basa Việt Nam
Ngày 1/3/2003, DOC vừa quyết định sửa lại mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa filê đông lạnh của Việt Nam vào Mỹ. Trong đó, trường hợp của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản An giang Agifish được sửa nhiều nhất, từ mức thuế
61,88% hạ xuống còn 31,45%. Các Công ty tham gia vụ kiện được sửa từ
49,16% xuống còn 36,76%. Riêng hai công ty Vĩnh Hoàn và Cataco vẫn giữ nguyên mức thuế tương ứng 37,94% và 41,06%. Đối với các công ty không tham gia vụ kiện mức thuế vẫn áp ở mức 63,88%.
Việc sữa chữa một phần các sai sót của DOC đã giảm đáng kể biên phá giá xác định cho một số doanh nghiệp so với công bố trong quyết định sơ bộ trước đây. Đây là bước đi tích cực đầu tiên của DOC đáp ứng yêu cầu của VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, VASEP vẫn tiếp tục đề nghị DOC phải thay đổi hoàn toàn quyết định sơ bộ của mình.