Kiến của giới chuyên môn

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 48 - 49)

Trước việc nhiều người Mỹ khăng khăng cho rằng cá của Việt Nam không phải là catfish, tác giả bài báo đăng trên tờ Kansas City Star đã dẫn lời nhà ngư học Ed Wiley, Đại học Kansas: "Lập luận ấy là không chính xác. Tôi cho rằng, sẽ là vô lý nếu không gọi đó là catfish. Đó không phải là catfish Bắc Mỹ. Nhưng đó là catfish châu Á".

Thực dụng hơn, nhà nhập khẩu catfish Việt Nam Andrew Forman trong bài viết của tác giả Timothy R. Brown cho rằng: "Việc CFA cố gắng

đưa ra yêu cầu chống bán phá giá chẳng qua chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết của họ mà thôi. Họ cố tình cho rằng những sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam không phải là catfish thì chẳng khác nào đang tự làm hại đến việc kinh doanh của họ". Forman còn khẳng định, ngành nuôi catfish trong nước

đã không thể nào thuyết phục được ngay cả những khách hàng thân thuộc luôn là hậu cứ vững chắc của họ. "Ai chứng minh được rằng catfish nhập từ

Việt Nam là loại có phẩm cấp kém hay sản phẩm trong nước là loại tốt hơn", Forman nói.

Xét về góc độ thương mại quốc tế, nhiều người nhận xét: "Cách tiếp cận của người Mỹ đối với vấn đề catfish cũng tanh như cá vậy". Còn theo bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt, khi xảy ra bất

lệ quốc tế để giải quyết, các quốc gia không nên hành động một cách đơn phương. Bà Foote khẳng định: "Lý do Mỹ và Việt Nam phải mất tới 5 năm

để thảo luận về hiệp định thương mại song phương, chính là nhằm thiết lập ra những nguyên tắc để hai bên phải tuân thủ. Chúng tôi sẽ theo dõi xem sự

việc này được giải quyết như thế nào. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ đối với cuộc cạnh tranh này dường nhưđang làm thay đổi nguyên tắc đó".

(Thanh Thuỷ, vnexpress.net, ngày 29/4/2002)

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 48 - 49)