"Việt Nam có bán phá giá cá basa vào Mỹ? Việt Nam có đủ tư cách của nước kinh tế thị trường?…Các câu hỏi này đều do những người nuôi catfish ở Mỹ tung ra trong cuộc chiến phi lý chống lại cá Việt Nam". Đó là một đoạn trong bài viết "Công thức tuyệt diệu để làm xiếc số liệu" đăng trên tờ The Asia Wall Street Journal số ra mới đây. Tác giả Grey Rushfold viết: "Tại sao họ lại tức tối cá tra, cá basa của Việt Nam? Cá da trơn, nguồn thực phẩm để chế biến những món ăn đặc trưng và là niềm tự hào của Việt Nam. Nó gắn liền với tập quán văn hoá phong phú vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng ở nửa bên kia trái đất, những cư dân của đồng bằng sông Mississippi, với nền văn hoá catfish của mình lại cảm thấy tức tối, vì người Mỹ đã mua cá da trơn của Việt Nam từ 3 năm qua, với giá rẻ hơn, mà tổng cộng quy ra tiền chỉ vỏn vẹn là 30 triệu USD.
Cuộc tranh chấp cá da trơn không thuần tuý để phân định thị phần thích hợp trị giá 500 triệu USD ở Mỹ. Người Mỹ thống soái 95% thị trường mãi đến năm 1999 và nghĩ rằng đã không đối xử công bằng khi ngày nay chỉ còn nắm giữ 80% thị trường ấy. Thế là, vào cuối tháng 12/2001, các nhà lập pháp vùng đồng bằng sông Missisippi (gồm lãnh tụĐảng Cộng hoà trong Thượng Viện Trent Lott và nghị sỹ bang Lousiana John Breaux của
Đảng Dân chủ) tìm cách chèn vào luật pháp Mỹ điều khoản nói rằng, người Việt nam không thể gọi thứ cá da trơn mà họ bán cho Mỹ là catfish. Phải gọi bằng cá tra hay basa. Nhưng chẳng bao lâu sau, basa lại trở thành từ lạ
tai trong các nhà hàng đối với những người khách hiếu kỳ ở New York khiến cho món ăn này có thể lên tới 20 USD/đĩa. Nhận thấy trò bắt bí về
tên gọi không mang lại kết quả như mong đợi, nền công nghiệp cá da trơn của Mỹ quyết định quay sang dùng Luật Chống phá giá để leo thang cuộc chiến tranh. Tháng 8/2002, Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) đưa ra kết luận ban đầu rằng, ngành công nghiệp catfishđang bị "đe doạ gây
thiệt hại về vật chất" bởi các sản phẩm cá tra, basa philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. USITC trích dẫn so sánh tỉ lệ nghịch giữa lượng nhập khẩu và giá cá giảm để coi đây là nguyên nhân khiến ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ phải kêu cứu: "Lượng nhập cá da trơn philê từ Việt Nam vào Mỹ tăng từ 2.000 pound năm 1999 lên 17.000 pound năm 2001. Cũng trong khoảng thời gian này, giá cá giảm từ 2,16 USD/kg xuống 1,38 USD/kg". Quan chức thương mại Mỹ tại Washington đang chuẩn bị biểu thuế 100% đánh vào các sản phẩm cá da trơn nhập khẩu bị coi là bán với giá không bình đẳng, hòng hỗ trợ cho ngành công nghiệp trong nước. Thế
nhưng, liệu người Việt Nam có thực sự làm điều gì bất bình đẳng hay không? Điều gì ẩn trong những kết luận võ đoán rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu cá da trơn với mức giá quá thấp so với giá thành? Liệu người Việt Nam có yêu thích người Mỹ tới mức hoan hỉ cho không số
cá của họ? Một bộ óc thông thường chẳng đời nào làm như vậy. Nhưng các quan chức đó không cần bận tâm về những nguyên tắc sơ đẳng của cạnh tranh kinh tế. Bởi lẽ, Luật chống phá giá Mỹ cung cấp cho họ công thức làm xiếc trên giấy tờ, để các số liệu trông giống như người Việt Nam đang cố gắng chịu thiệt khoản tiền lớn để bán cá da trơn cho người Mỹ.
Một trong những công thức đó được gọi là phương pháp phi thị
trường. Các luật sưđại diện cho ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ đang
đề nghị Bộ Thương mại nước này xếp Việt Nam vào diện "nền kinh tế phi thị trường". Đây là công thức tuyệt diệu. Bởi thay vì phải nhìn nhận chi phí sản xuất thực sự ở Việt Nam, người ta sẽ được chọn một nền kinh tế khác
để so sánh. Và họ đã chọn Ấn Độ. Nhưng oái oăm thay, Ấn Độ lại không sản xuất cá da trơn xuất sang Mỹ mà chỉ xuất những mặt hàng như tôm.
Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Bây giờ, áp dụng đầu tiên của người Mỹ là chơi trò bảo hộ với cá da trơn. Thực ra, với
mại Thế giới (WTO) thì Việt Nam chẳng thể làm gì nhiều để chống lại hành vi của một siêu cường quốc. Hy vọng duy nhất là các thành viên thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển trong WTO sẽ kiên quyết đấu tranh tại bàn đàm phán Doha đòi cải cách Luật Chống phá giá hiện đang
được quá lạm dụng tại Mỹ. Mỉa mai thay, những người nuôi cá da trơn ở đồng bằng sông Cửu Long dường như hiểu bản chất của thị trường hơn
đồng nghiệp của họ ởđồng bằng sông Mississppi.
(Việt Lương, báo Người Lao động, số ra ngày 17/10/2002)
6. Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ngài Peterson: "Việt Nam không bán phá giá cá basa" phá giá cá basa"
"Mỹ luôn nói đến vấn đề tự do mậu dịch. Theo tôi, khó tìm được chuyện gì để xác định Việt Nam bán phá giá. Tôi hy vọng Uỷ ban Hiệp thương quốc tế Mỹ nhìn kỹ lại việc này đểđiều tra một cách đầy đủ, sau đó hãy đến Việt Nam để xem các ngư dân nuôi cá như thế nào. Tôi rất tin tưởng rằng không có chuyện bán phá giá". Cựu đại sứ đã Mỹ khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sau chuyến thăm Việt Nam mới đây.
Đề cập đến Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ một năm sau khi có hiệu lực, ông Peterson cho rằng đã có những tiến bộ trong quan hệ trao đổi mậu dịch giữa hai nước, bằng chứng là kim ngạch buôn bán hai chiều tăng lên
đáng kể.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam còn cho rằng, các hoạt động trao đổi thương mại cần được gia tăng với một tốc độ lớn hơn và điều này có thể
thực hiện được, bởi vẫn còn rất nhiều cơ hội cho cả hai nước khai thác. Tuy nhiên, những lợi ích chung có liên quan đến Hiệp định Thương mại vẫn còn một số điều cần học hỏi và được khắc phục.