Những việc các doanh nghiệp kinh doanh nên thi hành

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 73 - 76)

2. Những hoạt động chúng tac ần làm ngay để hạn chế thiệt hại từ vụ

2.2 Những việc các doanh nghiệp kinh doanh nên thi hành

Sự chuẩn bị đầy đủ về tài chính là một vấn đề rất quan trọng bởi vì nếu không có đủ khả năng theo kiện thì dù lẽ phải có đứng về phía chúng ta

đi chăng nữa chúng ta vẫn thua. Vấn đề này là một thông lệ rồi, người ta chỉ có lẽ phải khi họ có thể theo kiện và chứng minh được điều đó. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn rất yếu về tài chính khi so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài nên khi gặp các vụ kiện tụng như thế này sẽ gặp khó

khăn trong việc theo kiện lâu dài. Trong vụ kiện cá tra, cá basa này, ước tính ban đầu về chi phí là khoảng 500.000 USD. Thế nhưng các chi phí phụ

thêm có thể tăng lên nữa. Khi mà bên CFA công bố là họ đã chi khoảng 1 triệu USD cho vụ này thì các doanh nghiệp Việt Nam chật vật lắm mới tập hợp được 400000 USD. Về lâu dài, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn trong các trường hợp tương tự.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các quy định về vệ

sinh, an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, cung cấp đầy

đủ các tài liệu về các loại tiêu chuẩn này cho các đối tác nước ngoài cũng như các cơ quan hải quan khi xuất hàng. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng nước ngoài. Các thị trường lớn như

Hoa Kỳ, EU và Nhật đều rất chú ý tới các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Điều này phản ánh trạng thái tâm lý và nhu cầu của con người khi

đạt tới một sự no đủ về vật chất sẽ trở nên khó tính hơn, nhiều đòi hỏi hơn. Thỏa mãn được nhu cầu và quảng cáo rằng mình có khả năng thoả mãn

được nhu cầu này sẽ là chìa khoá để doanh nghiệp thành công ở thị trường nước ngoài. Mặt khác, để cạnh tranh, các doanh nghiệp hay đặt câu hỏi về

chất lượng vệ sinh của sản phẩm đối phương, một đòn nhiều tác dụng. Như

trong trường hợp Việt Nam, CFA ra sức nói rằng cá Việt Nam không sạch, không vệ sinh. Chuyện đó, một mặt nhằm khẳng định lời buộc tội là cá Việt Nam rẻ vì quá trình sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh, mặt khác nhằm gây ấn tượng trong người tiêu dùng rằng cá Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu thành công thì ngay cả khi thắng kiện, cá Việt Nam cũng sẽ không thể tiêu thụ được ở Hoa Kỳ. Việt Nam đã phản ứng lại chuyện này bằng cách mời các đoàn của Mỹ (hai đoàn sang hai lần khác nhau) sang Việt Nam tham quan và kiểm tra quy trình sản xuất của mình. Các bằng chứng rõ ràng của Việt Nam đã xoá tan nghi ngờ của phía Mỹ. Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thường đi kèm với

các sản phẩm ăn uống. Ngược lại, các sản phẩm không phải thực phẩm thường bị kiểm tra nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và điều kiện sống của công nhân. Một số các sản phẩm nhập vào châu Âu đã bị các doanh nghiệp châu Âu đến kiểm tra

điều kiện ăn ở vệ sinh của công nhân. Nếu như điều kiện đối xử công nhân không thoả mãn yêu cầu của họ, họ sẽ yêu cầu xem xét lại hợp đồng. Họ

cho rằng giá rẻ như vậy là do bóc lột công nhân chứ không phải là do có ưu thế về tài nguyên hay điều kiện sản xuất. Một số sản phẩm khác lại bị từ

chối do không đáp ứng được các tiêu chuẩn , yêu cầu kỹ thuật, môi trường. Châu Âu rất coi trọng các vấn đề môi trường nên các tiêu chuẩn này của họ

nghiêm ngặt hơn hẳn các thị trường khác. Các tiêu chuẩn này cũng có thể được coi là một hình thức bảo hộ thương mại. Như với sản phẩm cơ khí, các tiêu chuẩn kỹ thuật-môi trường của EU không đồng nhất với các nước khác. Dẫn đến là khi nhập khẩu vào EU các nhà sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu phải chú ý tới việc đáp ứng các đòi hỏi trên dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Đó cũng có thể coi là một hàng rào thương mại.

Các doanh nghiệp cũng nên tận dụng cơ hội này để tiếp thị các tra, cá basa ra các thị trường nước ngoài khác như EU, Australia, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, … Tiếng tăm về một loại cá vừ ngon, vừa rẻ, vừa khiến cho CFA hoảng sợ, về một khía cạnh nào đó cũng có những lợi điểm của mình. Ở

hội chợ chuyên ngành thủy sản vừa được tổ chức tại Bỉ tháng 5/2003, các doanh nghiệp Việt Nam đã thu được một số thành công đáng khích lệ. Bà Bùi Thụy Diễm Trang, Giám đốc Văn phòng Xúc tiến thuộc VASEP cho biết tại hội chợ này, các doanh nghiệp của ta đã ký kết được 10 hợp đồng xuất khẩu cá tra, basa philê trị giá tới 1,5 triệu USD. Ngoàira còn có 2 dự

án hợp tác với các doanh nghiệp Đức về chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản xông khói và thanh trùng nhiệt độ thấp (những sản phẩm đã qua nấu hoặc hấp tiệt trùng). Vụ kiện tại Mỹ đã làm cho thương hiệu sản phẩm

cá tra, cá basa của Việt Nam trở nên nổi tiếng ở châu Âu. Các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để quảng bá với khách hàng, tìm kiếm thêm

đối tác và chuyển hướng thị trường, nhằm hạn chế áp lực khi phải phụ

thuộc vào thị trường Mỹ.

Cuối cùng, các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với các hộ trực tiếp nuôi cá tổ chức cho các đoàn đại biểu Mỹ tham quan quy trình nuôi cá tra, basa khép kín để chứng minh cho họ thấy cá của Việt Nam sạch, đủ

tiêu chuẩn xuất khẩu và chúng ta không bán phá giá. Thực tế cho thấy hai phái đoàn đại diện của Mỹ đã sang Việt Nam hai lần đều đã phải thừa nhận rằng cá Việt Nam không có vấn đề gì, nhưng không hiểu sao họ lại không cho công bố khách quan kết quả đó? Phải chăng nếu họ nói lên sự thật thì họ sẽ chẳng còn lý do gì để kiện chúng ta nữa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)