Những lý lẽ không thể phủ nhận

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 41 - 45)

Ngày 25-30/7/2002 vừa qua, một nhóm nghiên cứu độc lập đã được thành lập dưới sự tổ chức và hỗ trợ tài chính của ActionAid - Tổ chức Hành động Viện trợ của Anh - đã tới một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để có thể có một bức tranh trung thực và toàn cảnh về tình hình nuôi cá tra và cá basa tại đây cũng như ảnh hưởng của việc sút giảm sản lượng cá sau vụ kiện của CFA đối với các doanh nghiệp thành viên VASEP. Kết quả thực tiễn cho thấy, giá thành sản xuất cá basa và cá tra Việt Nam đã giảm đáng kể sau tháng 7/1995 là lúc mẻ cá sinh sản nhân tạo đầu tiên thành công. Từ thời điểm này, những người nuôi cá tra, cá basa đã được cung cấp con giống với số lượng lớn và giá rẻ (trước đó con giống phụ

nghiên cứu về công nghệ nuôi với việc đưa thức ăn công nghiệp vào cũng

đã giúp rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu được lượng thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Mật độ nuôi cá ở Việt Nam rất cao, đạt đến 170 kg cá trong 1m3 nước bè nuôi nên năng suất và hiệu quả rất cao (Phụ lục 8). Phía các nhà máy chế biến cũng đã có nhiều biện pháp giảm giá thành như đầu tư

thêm thiết bịđể lột da cá, tận dụng phế liệu, đa dạng hoá sản phẩm… Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện tốt để nuôi các tra và cá basa. Tại Mỹ, người nuôi cá nheo phải đầu tư vốn rất lớn mới có thể tạo ra các điều kiện cần thiết cho cá phát triển. Người ta thường nuôi cá trong hồ nên không thể nuôi với mật độ dày lại phải đầu tư cho công nghệ quậy nước khiến giá cá bịđẩy lên cao. Các trang trại Mỹ đã duy trì phương pháp chăn nuôi suốt 15 năm không hề thay đổi. Sản lượng catfish của các nông trại Mỹ được nuôi trong các ao nhân tạo với nguồn nước ngầm được bơm lên từ giếng khoan và bị lưu lại trong suốt 8 năm liền, biến thành một nguồn nước bẩn, gây bệnh cho cá nuôi. Đối phó với thực trạng đó, các chủ trại Mỹ

phải dùng tới nhiều loại hóa chất trong đó có cả những chất đã bị cơ quan bảo vệ môi trường cấm sử dụng. Giá lao động nuôi và chế biến cá ở Việt Nam chỉ bằng 1/40 so với giá nhân công ở Mỹ, chưa kể nhiều loại chi phí sản xuất khác ở Việt Nam rất thấp so với mức giá của Mỹ.

Như vậy, xét về các yếu tố giá, catfish Mỹ không thể cạnh tranh bình

đẳng với cá tra và cá basa Việt Nam được. Hơn thế, chất lượng cá tra và cá basa Việt Nam hơn hẳn và được các nhà nhập khẩu xem là có "đẳng cấp" cao hơn cá Mỹ. Một thực tế không thể phủ nhận là các sản phẩm cá da trơn Việt Nam được xuất khẩu đi hơn 20 nước và xuất hiện trong hầu hết các hệ

thống nhà hàng lớn nhất nước Mỹ thì catfish của Mỹ chỉ xuất khẩu được một số lượng nhỏ sang Đức.

2.1 Chi phí đầu tư ban đầu. Khoản đầu tư ban đầu lớn nhất là bè cá. Bè là nơi mà người dân nuôi cá và sinh hoạt, ăn ở hàng ngày. Vì vậy, đây chính nơi mà người dân nuôi cá và sinh hoạt, ăn ở hàng ngày. Vì vậy, đây chính là nhà của ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Giá đóng bè tuỳ thuộc kích thước bè và nguyên liệu sử dụng. Với bè nuôi khoảng 30 tấn cá thành phẩm thì chi phí đóng bè khoảng 100 triệu đồng. Bè nuôi 50-60 tấn chi phí

đóng bè khoảng 200 triệu. Còn với những bè nuôi khoảng 100 tấn chi phí khoảng 350-380 triệu. Thông thường, tiền đóng bè được lấy từ vốn tích luỹ

của ngư dân. Sau khi đóng bè, họ có thể dùng bè để thế chấp vay vốn ngân hàng (với điều kiện là bè đã được đăng ký với địa phương). Ngoài chi chí

đóng bè, ngư dân còn phải mua sắm các máy móc, thiết bị như máy cho cá

ăn (khoảng 3-4 triệu) và máy nấu, trộn cám (khoảng 5-6 triệu).

2.2 Ging cá. Hai loại giống cá thường được nông dân sử dụng là cá basa và cá tra. Giá cá giống phụ thuộc vào kích cỡ con giống. Cá basa giống và cá tra. Giá cá giống phụ thuộc vào kích cỡ con giống. Cá basa giống khoảng 3500 đồng/con, trong khi đó cá tra giống chỉ khoảng 500-1500

đồng/con.

2.3 Thc ăn. Thức ăn của cá tra, cá basa do người dân tự chế từ tấm, cám, bắp, rau muống, bí đỏ, khoai lang, cá biển (cá linh, cá cơm, cá trích...) hoặc bắp, rau muống, bí đỏ, khoai lang, cá biển (cá linh, cá cơm, cá trích...) hoặc bột cá với giá khoảng 2000 đồng/kg. Vào mùa lũ, nguồn cá tạp rất nhiều, nông dân vớt cho cá ăn. Nhờ những yếu tố trên mà giá thành bình quân một kg thức ăn tự chế chỉ khoảng 1.800-2000 đồng, thậm chí còn thấp hơn đối với cá tra nuôi hầm (tức là nuôi trong ao). Người dân tính toán rằng để được 1kg cá thành phẩm, phải tốn khoảng 3kg thức ăn (đối với cá tra) và khoảng 4kg thức ăn (đối với cá basa).

2.4 Thuê lao động. Các chủ hộ nuôi cá tra, cá basa thường thuê thêm 2 lao

động (ngoài lao động trong gia đình) cho mỗi bè cá. Những lao động này thường là người bản địa. Tuy nhiên ở Vĩnh Long vì chưa có nhiều người

địa phương biết nuôi cá nên hầu hết các bè và hầm cá phải mượn người từ

phải cho cá ăn vài lần, thậm chí 5-6 lần. Tiền công trả cho mỗi lao động là khoảng 550.000-700.000 đồng/tháng, không bao gồm tiền ăn, và 750.000

đồng/tháng, bao gồm cả tiền ăn.

2.5 Chi tr lãi vay ngân hàng. Các hộ thường thế chấp bè cá để vay vốn từ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương hoặc vay qua các công ty chế biến, xuất nhập khẩu. Lãi suất vay ngân hàng khoảng 0,75%/tháng và vay công ty khoảng 0,85%-0,9%/ tháng (do công ty tính thêm chi phí quản lý). Thời hạn vay khoảng 6-12 tháng, tức là trong khoảng một vụ nuôi. Để được quyền vay công ty, người dân phải ký hợp đồng bao tiêu với công ty đó. Người dân ởđây thường vay từ vài chục đến vài trăm triệu để mua giống, thức ăn, v.v… Tuy nhiên, có

điều rất phổ biến là có rất nhiều hộ còn phải vay nặng lãi của tư thương bên ngoài (từ 2-3%/tháng, cá biệt có trường hợp 4%/tháng) để duy trì bè, mua thức ăn cho cá, v.v… và vì vậy thường bị họ ép giá khi thu hoạch cá. Ngoài các chi phí chính nêu trên, các hộ nuôi cá tra, cá basa còn phải chịu các chi phí khác như chi phí phòng và điều trị bệnh, chi phí nhiên liệu , chất đốt... (để chạy máy nghiền thức ăn) và thuế môn bài (khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng, tuỳ theo số lượng bè). Tổng cộng các chi phí này vào khoảng vài triệu đồng cho một vụ cá. Các chi phí này ở các hộ khác nhau thường khác biệt nhau chút ít. Vì vậy, giá thành của các hộ cũng khác nhau. Có hộ nuôi được với giá 8.000 đồng/kg, nhưng cũng có hộ khẳng định “giá thành không thể thấp hơn 10.500 đồng/kg”.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 41 - 45)