Công việc của các doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 66 - 72)

1. Những việc cần làm để ngăn chặn các vụ kiện tương tự xảy ra

1.2 Công việc của các doanh nghiệp thương mạ

Các doanh nghiệp phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài, đặc biệt là luật thương mại tại những quốc gia mà chúng ta đang có quan hệ kinh doanh. Luật pháp nước ngoài rất khác so với luật Việt Nam. Các doanh nhân Việt Nam tin rằng cũng đã có sự chuẩn bị trước về mặt này. Tuy nhiên họ cần phải có biện pháp cụ thể hơn nữa. Đó là sẵn sàng thuê các luật sư nước ngoài nếu thấy cần thiết. Có hai lý do để làm điều này. Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ngoài đều có các luật sư riêng. Họ có sự chuẩn bị rất kỹ về

kiến thức pháp luật. Các luật sư Việt Nam thì chưa đảm bảo được cho yêu cầu của thực tế, nói thẳng ra là chưa đủ trình độ. Một quan chức Việt Nam, ông Bùi Kiến Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Chính phủ, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nói như sau: “Nếu các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Mỹ mà không có luật sư thì khả năng thất bại là hơn 50%”. Yêu cầu khách quan là chúng ta phải có cố vấn pháp luật giỏi. Nếu người Việt Nam không đáp ứng được thì đành phải thuê người nước ngoài chứ biết làm sao. Trong việc đàm phán ký kết hợp đồng cũng vậy, ta cần có cố vấn pháp luật tốt. Người Mỹ chẳng hạn, họ có thói quen là thương lượng ký kết

hợp đồng rất nhanh chóng, khiến cho mọi người hay có cảm giác là họ tạo nhiều sơ hở, nhưng không phải thế. Họ có thói quen soạn thảo hợp đồng trước khi đàm phán, sao cho các điều khoản đều hết sức chặt chẽ, mọi kẽ

hở đều được rà soát kỹ để đảm bảo là nếu xẩy ra tranh chấp họ sẽ thắng kiện. Chúng ta đi đàm phán, nếu trong hợp đồng có điều khoản nào cảm thấy không ổn thì cần phải yêu cầu thương lượng lại ngay, nếu không sau này có thể gặp rắc rối. Biện pháp này có một khó khăn là chi phí thuê cố

vấn pháp luật, luật sư nước ngoài khá cao. Các doanh nghiệp chưa có thói quen này nên sẽ ngần ngại không thuê hoặc chỉ thuê các luật sư Việt Nam.

Để khắc phục chuyện này, các doanh nghiệp cần được khuyến khích sử

dụng các dịch vụ cố vấn pháp luật nước ngoài trong thời gian trước mắt. Trong khi đó các luật sư Việt Nam cần phải được gấp rút tăng cường đào tạo, nâng cao chuyên môn để không chỉ đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp làm ăn ở nước ngoài mà còn để chuẩn bị cho các tình huống sẽ xẩy ra khi các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư mua bán hơn nữa với Việt Nam khi mà Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ phát huy tác dụng. Muốn thế cần có sự phối hợp giữa Hội Luật sư với các cơ quan có chức năng, đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính phủ. Ví dụ như Chính phủ có thể

liên kết hỗ trợ tổ chức các khoá học nâng cao trình độ với nước ngoài để

tạo điều kiện cho các luật sư Việt Nam làm quen hơn nữa với các điểm đặc biệt của luật các nước. Mở rộng số học bổng ra nước ngoài dành cho các sinh viên luật cũng có tác dụng tốt, tuy nhiên chúng ta phải có biện pháp

đảm bảo để các sinh viên đó khi tốt nghiệp sẽ trở về làm việc trong nước. Thêm nữa, chúng ta phải biết đoàn kết doanh nghiệp, thành lập hiệp hội hay nghiệp đoàn quốc gia để có thể tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi khi cần thiết. Chẳng hạn như tổ chức VASEP trong thời gian qua cũng đã tỏ rõ được trách nhiệm của hội nhưng cần phải có những hành động có tính chuyên nghiệp và sức thuyết phục cao hơn nữa. Việc tham gia vào hội giúp

những thành viên nắm bắt được những thông tin kịp thời, rất hữu ích trong việc nuôi thủy sản làm sao đạt được năng suất cao, phòng ngừa được bệnh dịch, giá thị trường thức ăn, giá thị trường đầu ra, tình hình thị trường trong tương lai v.v… Và khi có tranh chấp thương mại xẩy ra, Hiệp hội sẽ phát huy được khả năng tổ chức, đại diện chuyên nghiệp, đoàn kết các hội viên

đấu tranh vì lợi ích chung của tất cả thành viên. Hơn nữa, việc đoàn kết sẽ

giúp tiết kiệm được chi phí theo vụ kiện cho từng thành viên, góp sức vào tiếng nói chung và điều đó tạo nên một sức mạnh tập thể, có giá trị thuyết phục cao hơn ý kiến của từng thành viên riêng lẻ. Điển hình là trong vụ

kiện lần này, tiếng nói của đại diện VASEP đã có giá trị pháp lý cao hơn tiếng nói của từng công ty thành viên sản xuất bị kiện, và điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến một kết quả tốt đẹp mà chúng ta cũng như những công ty làm ăn chân chính Mỹ đang mong đợi.

Theo Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh, điều quan trọng nhất khi Việt Nam áp dụng kinh tế thị trường là phải xây dựng tinh thần cộng đồng, làm ăn có tổ chức. Việc tham gia các hiệp hội sẽ sản xuất cho người sản xuất hiểu biết, chia sẽ thông tin, phối hợp với nhau định ra hướng phát triển chung.

Đầu tiên, muốn đi vào kinh tế thị trường thì phải biết luật chơi của nó ; chơi với Mỹ thì phải biết luật Mỹ và phải chơi theo kiểu Mỹ. Cũng như

thế với các nước khác. Vào WTO chúng ta phải biết luật chơi chung của thế giới. Đồng thời chúng ta phải có giải pháp để đối phó khi bị chơi ép. Thêm vào đó, phải xem chúng ta có gì chưa phù hợp đểđiều chỉnh cho phù hợp.

Chúng ta cứ nghĩ kinh tế thị trường là tự do hoàn toàn, mạnh ai nấy làm, không phải như vậy. Như trong nghề nuôi các ba tra, các basa vừa qua, năng lực xuất khẩu của An Giang chỉ được 60.000 tấn cá thành phẩm, nhưng người nuôi đang có trong tay khoảng 110.000 tấn và đa phần đứng

ngoài câu lạc bộ, các hội đoàn chế biến xuất khẩu là những nơi luôn gắn với thị trường. Hai năm trước đây, VASEP đề nghị thống nhất giá bán, giá mua mà các doanh nghiệp chỉ ừ mà không thực hiện. VASEP thì không thể

ép doanh nghiệp được, vì chỉ là tổ chức tự nguyện. Vừa qua, các doanh nghiệp đã thống nhất theo VASEP trong quyết định giá sàn cá tra thịt trắng là 9.500 đồng/kg, chuyện này trước đây chưa từng có. Kinh nghiệm học

được từ các nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do là hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp phải có tổ chức, đó là các hiệp hội nghề nghiệp và phải cùng nhau lo sao cho sản phẩm có nhãn hiệu, có tiêu chuẩn quốc tế; cùng nhau duy trì để phát triển cái nghề cá bè truyền thống rất quý của Việt Nam. VASEP đang tính mở mặt hàng khác từ cá tra, cá basa vào Mỹ ngoài mặt hàng philê đông lạnh mà không chịu thuế và kiện tụng. Ngoài ra, VASEP cũng tính chuyện mở rộng thị trường nội địa. Nhưng cái này phải có cố gắng từ hai phía. Nhà nước hỗ trợ nhưng doanh nghiệp phải tổ chức cho giỏi, nhất là mạng lưới tiêu thụ. Ví dụ, Agifish mới chỉ có 1, 2 cửa hàng ở nội thị thành phố Long Xuyên hoặc ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì làm sao đáp ứng đúng nhu cầu người tiêu dùng ven đô, nông thôn? Và các doanh nghiệp cũng cần phải hướng dẫn sử dụng và thiết kế mẫu mã phù hợp. Ví dụ người tiêu dùng trung lưu thì có tủ lạnh giữ hàng nhưng người bình dân thì chỉ muốn mua một miếng cá tra, cá basa ăn trong một bữa, doanh nghiệp cũng phải có. Cuối cùng là phải đầu tư cho quảng cáo, quảng bá thương hiệu chứ chỉ kêu gọi người Việt Nam yêu nước nên dùng cá basa, cá tra thì ai mà dùng cho?

Sự khác biệt về tập quán kinh doanh và thói quen thương mại giữa Mỹ và Việt Nam cũng là một vấn đề các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu cho thật kĩ. Thực tế cho thấy các doanh nhân Mỹ nói riêng và người Mỹ nói chung có xu hướng giải quyết mọi chuyện bằng kiện tụng, dù cho các tranh chấp đó phát sinh trong các tình huống kinh tế hay xã hội. Thói quen, hay

tập quán này có từ lâu và đã được đưa vào pháp luật của Mỹ (một trường hợp cụ thể là Đạo luật buôn bán 1974). Thói quen kiện tụng nhiều năm đã ngấm sâu vào máu các doanh nhân Mỹ và tạo ra các kết quả:

- Họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện,

- Họ sẵn sàng theo kiện ngay cả khi không thể thắng kiện nếu họ cảm thấy kiện tụng làm cho đối thủ gặp khó khăn,

- Các giấy tờ hợp đồng đều được các luật sư xem xét trước đểđảm bảo nếu phải ra toà họ vẫn có phần thắng.

Một thí dụ là vụ kiện cá tra, cá basa. Qua con mắt của chúng ta và của một số ít những nhà kinh doanh chân chính Mỹ (Phụ lục 9), thiệt hại của các chủ trại nuôi cá người Mỹ không có liên quan trực tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, người Mỹ cảm thấy cần phải ngăn chặn cá Việt Nam nhập khẩu. Dù chúng ta không phải là “thủ phạm” nhưng nếu họ thấy công việc kiện tụng sẽ cản trở quá trình nhập khẩu của cá da trơn Việt Nam vào Mỹ thì họ sẵn sàng theo kiện. Và Việt Nam bị coi là một tay chơi mới trên đất Mỹ, chưa hiểu lắm về phong cách “luật chơi” Mỹ

nên họ lại càng tự tin để tiến hành kiện. Chuyện kiện cáo như thế này với người Mỹ là chuyện bình thường. Trong đời sống hàng ngày, ngay cả khi một người bị vấp ngã trước cổng người khác thì người đó vẫn đi kiện được như thường. Thậm chí nếu bác sĩ chữa bệnh hoặc nhà thờ cho người lang thang ngủ nhờ “làm phúc” mà có chuyện gì đó xảy ra thì họ ( bác sĩ, nhà thờ) vẫn có thể bị ra toà như chơi. Một vài bang phải có luật “Người làm phúc” cấm kiện bác sĩ vì những chuyện như vậy. Thực ra những điều đó chỉ nói rõ một điều là mỗi nền văn hoá có những đặc trưng riêng cần được tìm hiểu rõ để dễ bề cư xử. Thích kiện tụng là thói quen của người Mỹ. Không giống như vậy, người Việt Nam thích giải quyết các tranh chấp, bất hoà theo lối “dĩ hoà vi quý”, nín nhịn “một điều nhịn chín điều lành”. Cách này tuy có những lợi điểm của riêng nó nhưng lại tạo ra một kết quả là

người Việt Nam thiếu kinh nghiệm kiện tụng. Khi tiến vào đấu trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam vừa thiếu kinh nghiệm vừa không thông hiểu luật pháp nước ngoài. Nhiều trường hợp thậm chí còn không thông thạo ngoại ngữ để đối ứng ngang ngửa trong các vụ kiện quốc tế. Điều này chính các chuyên gia nước ngoài cũng nói thẳng với chúng ta như vậy. Mà các vụ kiện tụng tương tự như vụ cá tra, cá basa này trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa khi mà Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng của mình và nhập khẩu các mặt hàng nước ngoài trong khuôn khổ ASEAN, AFTA, WTO, Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ... Sự khác biệt về văn hoá là một nhân tố cần đặc biệt chú ý đến khi các sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào các thị trường nước ngoài.

Một yếu tố quan trọng không kém khác, đó là chúng ta cần phải đăng kí bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Nếu chúng ta không làm như vậy thì sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong kinh doanh. Từ trước tới nay, việc

đăng ký bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài vẫn là một việc vô cùng quan trọng không loại trừ đối với bất kì một công ty nào. Các công ty nước ngoài còn coi đó là việc làm đầu tiên, có tính chất sống còn đối với họ. Họ sẽ vô cùng dè dặt khi bỏ tiền đầu tư vào một quốc gia khi mà việc bảo hộ thương hiệu độc quyền tại đó tỏ ra kém hiệu quả. Điều đó cũng giải thích tại sao Việt Nam lại ít thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn một số

nước khác trong cùng khu vực ASEAN. Thương hiệu được bảo hộ tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Thương hiệu là bộ mặt, là trái tim của doanh nghiệp. Thương hiệu còn là doanh nghiệp còn, thương hiệu mất là doanh nghiệp coi như đã phá sản. Từ trước tới nay, việc điều tra bảo hộ

thương hiệu luôn luôn là một công việc hàng đầu của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển. Nó vô cùng tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian nhưng đôi khi kết quả lại không khả quan được như ý muốn. Và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật đó nếu muốn phát

triển tốt tại các thị trường quốc tế. Bên nước ngoài có thể trắng trợn sử

dụng thương hiệu của chúng ta vào các mục đích kinh doanh của họ để

kiếm lợi nhuận mà không trả cho chúng ta một chút hoa hồng nào cả ; và khi có trục trặc xẩy ra, chúng ta sẽ bị lãnh đủ, có thể bị kiện trước toà. Một thí dụ điển hình là vụ nhãn hiệu thuốc lá VINATABA của Việt Nam đã bị

xâm phạm thương hiệu ở nước ngoài năm 2001, và chúng ta đã phải rất vất vả để giải quyết nhưng kết quả sau đó cũng không được như mong muốn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)